Bài phát biểu của Ngài Tổng Lãnh sự Ý tại lễ tốt nghiệp HSU lần thứ 36
Ngày 11/07/2020, tại Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM), trường Đại học Hoa Sen (HSU) trao bằng tốt nghiệp lần thứ 36 cho 579 tân khoa đã hoàn thành chương trình học của các bậc đào tạo đại học. Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của Ngài Dante Brandi, Tổng Lãnh sự Ý tại TP.HCM gửi lời chúc mừng đến các tân cử nhân. Ban biên tập gửi đến quý độc giả toàn văn bài diễn văn của Ngài Dante Brandi tại buổi lễ:
Ngài Dante Brandi, Tổng Lãnh sự Ý tại TP.HCM
Kính thưa Hiệu trưởng, GS. Nguyễn Ngọc Điện,
Kính thưa các cơ quan giáo dục và cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh,
Kính thưa các vị đồng nghiệp của Hội đồng Lãnh sự,
Các tân cử nhân,
Kính thưa quý vị,
Tôi rất vinh dự được tham dự buổi lễ ý nghĩa này và tôi vô cùng biết ơn lời mời của ban lãnh đạo Học thuật của tàixỉu online . Tôi chân thành chúc mừng tất cả các bạn, những tân Cử nhân xuất sắc vừa hoàn thành chương trình học tập của mình. Tôi vô cùng khâm phục các bạn, cùng tập thể giảng viên và cố vấn đã đồng hành cùng các bạn.
Nhưng tôi đã được mời nói về Tầm quan trọng của sự hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật trong giáo dục và đổi mới. Đó là một câu hỏi lớn, mà trong nhiều thế kỷ nay không ít người cố gắng tìm lời giải đáp.
Ngoài lợi thế là người Ý ra thì tôi cũng vẫn còn là “tay mơ” trong chủ đề này. Nước Ý là đất nước của nghệ thuật và cái đẹp, nhưng đó cũng là đất nước nơi sự đổi mới và nền giáo dục đã phát triển không ngừng qua nhiều thế kỷ.
Nước Ý nổi tiếng về di sản văn hóa, nhưng đất nước tôi cũng đã đóng góp cho rất nhiều cho công cuộc đổi mới toàn cầu trong nhiều thế kỷ qua cũng như trong thời điểm hiện đại với những thành tựu đáng được xướng danh như là nước thứ ba sau Hoa Kỳ và Liên Xô đã gửi một vệ tinh vào không gian, hoặc là quốc gia phát minh được radio hoặc MP3.
Câu hỏi về tầm quan trọng của sự hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật trong giáo dục và đổi mới tất nhiên là nằm ở cốt lõi của bất kỳ tổ chức học thuật, gia đình và học sinh cá nhân nào. Nhưng đó lại là một câu hỏi quan trọng cho tất cả chúng ta.
Hãy nghĩ về nước Nga hiện đại được thành lập bởi Tzar Peter Đại đế, nơi mà sự chú ý và đầu tư đều dành cho các mô hình giáo dục và cách áp dụng các công nghệ tiên tiến được lấy từ các nước châu Âu.
Hãy nghĩ về Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, được thành lập bởi Kemal Ataturk vào đầu thế kỷ XX, nơi các tổ chức học thuật được thành lập với trọng tâm là hiện đại hóa đất nước và cuối cùng là thoát khỏi giáo điều và nạn mù chữ.
Một ví dụ gần gũi hơn đó là quy trình xây dựng quốc gia ở Singapore vào giữa thập niên sáu mươi và thập niên 90 của thế kỷ XX, bởi Thủ tướng Lee Kuan Yew. Bên cạnh việc thực hiện nghiên cứu khoa học, ông luôn đặt giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng một quốc gia hiện đại với công nghệ tiên tiến và tinh thần đổi mới sáng tạo. Do đó, tôi rất bất ngờ khi tìm hiểu câu nói này trong tiểu sử của ông ấy: “Thơ ca là một thứ xa xỉ mà chúng ta không thể mua nổi.” Nhiều người có thể hiểu sai về câu nói này. Đây là một câu nói khá phổ biến giữa các chính khách với nhau trong chiến lược xây dựng một quốc gia với lý tưởng vượt lên trên sự hiện đại.
Quan điểm về một nền giáo dục ưu tiên dựa trên các công nghệ tiên tiến mà bỏ qua nghệ thuật và nhân văn để theo kịp các đối thủ cạnh tranh với lợi thế tương đối trong đổi mới sáng tạo và văn minh hiện đại là SAI.
Chúng ta biết rằng sự sáng tạo và tri thức, vốn dĩ giúp tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện công bằng xã hội và xây dựng sự thịnh vượng kinh tế, phải đến từ một phương pháp giáo dục toàn diện. Từ một sự kết hợp hài hòa của nghệ thuật, nhân văn và khoa học. Chúng ta biết điều này từ thời Hy Lạp cổ đại, khi các chính khách có tầm nhìn xa không chỉ tiếp nhận ý kiến từ các cố vấn mà còn bảo vệ và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về các nhà tư tưởng lỗi lạc kiêm triết gia, tiểu thuyết gia, nghệ sĩ, nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà nông học, v.v.
Chúng ta biết điều này thậm chí còn rõ ràng hơn từ thời Phục hưng ở Ý và Châu Âu, nơi mà phương pháp giáo dục toàn diện kết hợp nghệ thuật và khoa học này không chỉ được phát triển, mà còn được lý thuyết hóa. Giả định của chủ nghĩa nhân văn vừa mang tính cách mạng vừa rõ ràng: nhân loại nên hạn chế theo đuổi lối mòn và sợ hãi việc vượt qua giới hạn – những điều không thể hoặc không bao giờ có thể giúp con người mở khóa tri thức. Kể từ đó, một phương pháp giáo dục mới được xây dựng dựa trên tri thức của con người về vạn vật, dựa trên những phát hiện của con người và khả năng nhìn nhận, lý giải thế giới.
Từ những tiền đề lý thuyết này, không có gì ngạc nhiên khi Chủ nghĩa Nhân văn và thời kỳ Phục hưng là thời kỳ của một thiên tài như Leonardo da Vinci – người có thể chuyển từ tranh vẽ sang nghiên cứu cơ học, giải phẫu. Và không có gì ngạc nhiên khi cách tiếp cận toàn diện này trong việc nghiên cứu và tư tưởng đổi mới đã mang lại một thời kỳ tiến bộ vượt bậc cho toàn nhân loại, trên khắp nước Ý và Châu Âu. Đó là nền tảng cho những khám phá tuyệt vời trong nhiều thế kỷ trôi qua.
Vì vậy, bằng việc lấy những ví dụ từ thời quá khứ, tôi chắc chúng ta đã biết được câu trả lời của «đề bài» được đặt ra cho tôi là «rất quan trọng».
Chúng ta biết sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học là tối quan trọng để thúc đẩy một nền giáo dục hiệu quả và chinh phục sự đổi mới. Điều này được định hình rất rõ ràng trong hầu hết các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, bao gồm cả Singapore – nơi mà giáo dục khai phóng và nhân văn được chú trọng trong các cấp bậc trường học.
Vậy chúng ta nên làm thế nào để cân bằng được nghệ thuật và nhân văn trong hành trình đào tạo và giáo dục cá nhân một cách liên tục.
Các tân Cử nhân thân mến, đây không phải là điểm dừng của các bạn.
Hành trình của các bạn vẫn sẽ tiếp tục phát triển.Giống như hành trình của tôi. Tôi tự nhìn lại bản thân mình, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp được đào tạo trong lĩnh vực nhân văn đang phải cố gắng hiểu thế giới vận hành ngoài kia. Tôi phải làm quen với các khái niệm rất mới như big data – dữ liệu lớn, hoặc mạng xã hội, hay nghệ thuật đương đại và cả lập trình phần mềm.Và tôi phải làm điều đó những thời kỳ đầy thử thách.
Chúng ta đừng quên rằng trên thực tế, mỗi thời kỳ đều có những vấn đề rất đặc trưng, thách thức nhân loại. Leonardo da Vinci có những khó khăn riêng để vượt qua, Galileo Galilei có những thử thách riêng để chiến đấu. Chúng ta có những tin tức giả mạo và một lượng thông tin lớn chưa từng có để lĩnh hội làm kiến thức nền và đưa ra những quyết định trong cuộc sống. Không chỉ trong công việc mà còn trong vai trò làm cha mẹ và công dân.
Tóm lại, chúng ta phải và sẽ luôn phải chồm ra ngoài ngó nghiêng quan sát những gì đang có bên kia giới hạn của vùng an toàn, nơi mà chúng ta luôn thoải mái nhờ kiến thức đã học, kinh nghiệm đã có. Và khi làm như thế, chúng ta cần dung hòa các quan niệm về khoa học, nghệ thuật, nhân văn trong kiến thức của mỗi chúng ta.
Thật không may, tôi không có một công thức để gợi ý cho bạn một cách làm khả dĩ. Gợi ý khả thi duy nhất của tôi là đề nghị bạn đọc một quyển sách. Đây không phải là một bài luận bán chạy nhất từ một số bậc thầy giáo dục mới. Nó một cuốn tiểu thuyết của tác giả nổi tiếng người Đức – Herman Hesse. Cuốn tiểu thuyết có tên Narcissus và Goldmund và được viết vào năm 1930.
Quyển sách nói về 2 người bạn. Một bên, Apollonia Narcissus, một người theo chủ nghĩa cá nhân sốt sắng, một tu sĩ trẻ hiếu học và tài năng, người có tham vọng trở nên hiểu biết và mạnh mẽ hơn thông qua sự kiểm soát nội bộ và bên ngoài. Ở phía bên kia, Dionisian Goldmund, một đứa trẻ mồ côi khó khăn, dự định học cùng tu viện với Narcissus, người nhanh chóng phát hiện ra mình không có khiếu học hành và biến mình thành một nghệ sĩ qua một cuộc đời lặt vặt, đầy đam mê và lắm nỗi kinh hoàng. Thông điệp cơ bản của tiểu thuyết là cả Narcissus và Goldmund đều không thể tự mình tìm được lối đi đến tri thức (và cuối cùng là hạnh phúc).
Goldmund phát hiện ra một cách nhanh chóng rằng anh ta không thể trở nên uyên bác để giải thích thế giới, trong khi Narcissus, nhờ cố giải thích cho người bạn khó tính của mình, cuối cùng phát hiện ra anh ta không thể nắm mọi kiến thức và kiểm soát được đam mê.
Cả hai cần một phần của đối phương để trở thành những gì họ thực sự muốn và xây dựng cuộc đời có ý nghĩa của họ ở thế giới phàm trần này.
Tôi hy vọng cuốn sách này có thể truyền cảm hứng cho bạn vì nó đã truyền cảm hứng cho tôi.
Đối với tôi, quyển sách đưa ra kết luận rằng điều thực sự quan trọng không phải là tìm ra sự tổng hòa giữa hai điều này. Điều thực sự quan trọng là không bao giờ quên rằng bạn cần một phần của khuynh hướng Dionisian và một phần của khuynh hướng Apollonia để phát triển.
Do đó, kết luận của tôi, để trêu một diễn giả truyền cảm hứng hơn nhiều như Steve Jobs (nhân tiện, là người bảo vệ quyết liệt ý tưởng rằng sự đổi mới đến từ một cuộc hôn nhân giữa công nghệ, giáo dục khai phóng, và nhân văn), là: Hãy là Apollonia, Hãy là Dionisian!
Chúc mọi người may mắn.
Ngài Dante Brandi
Tổng Lãnh sự Ý tại Thành Phố Hồ Chí Minh