Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Câu chuyện thú vị về cây gai dầu và Tổng thống Geogre Washington (Phần 1)

Nhắc tới cây gai dầu, hay còn gọi là Canabis Sativa, có lẽ các HSU-ers là những người hiểu rõ nhất. Nhưng các bạn đã thực sự biết rõ những giá trị của loài cây này đem lại chưa? Hãy cùng tìm hiểu xem bài viêt sau. 

Năm 1789, Geogre Washington trở thành vị tổng thống đầu tiên của hợp chủng quốc Hoa  Kỳ. Không chỉ lãnh đạo nhân dân Mỹ đấu tranh giành độc lập tự do, George Washington cũng chính là người khởi đầu cho nền văn minh gai dầu trên đất nước cờ hoa này.

Mount Vernon (dinh thự cũ của George Washington và vợ, Martha Washington) tọa lạc ở bờ nam sông Potomac, gần Alexandria, Virginia, Mỹ (Ảnh: Internet)

Cây gai dầu, hay còn gọi là Cannabis Sativa, là một loài cây có nguồn gốc từ Trung Á và rất dễ trồng. Vào thế kỉ 17, Nga, Lativa và các nước quanh khu vực biển Baltic là những nơi nổi tiếng về sản xuất cây gai dầu. Và Vương quốc Anh là đất nước lấy nguồn cung gai dầu chủ yếu từ những khu vực này. Đến mức, trong thời kì chiến sự, quân đội Anh không thể kiếm đủ cây gai dầu phục vụ chiến tranh.

Gai dầu có giá trị đặc biệt với Hải quân trên thế giới thời bấy giờ vì sợi từ cây gai dầu có các đặc tính tuyệt vời để làm dây thừng và vải buồm. Nó còn được sử dụng để làm vải lanh thô, bao tải và các vật liệu thô khác. Dầu từ hạt gai dầu được sử dụng trong sơn, vecni và xà phòng,… Gần như tất cả các bộ phận của cây gai dầu đều có giá trị sử dụng. 

Trồng gai dầu ở thế kỉ 17 (Ảnh: Internet)

Hiểu được giá trị của loài cây này, sinh thời, Tổng thống George Washington đã trồng một đồn điền gai dầu ở Mount Vernon (dinh thự cũ của ông và vợ) nhằm phục vụ cho mục đích công nghiệp và đáp ứng những nhu cầu chính của Mount Vernon như: gai dầu kéo sợi để may dệt quần áo, may bao tải, vải bạt, dây thừng,…Hồ sơ của Mount Vernon cũng ghi chép lại việc sửa chữa lưới đánh cá vây lớn bằng sợi gai dầu tại các ngư trường Washington ở dọc bờ sông Potomac. Những năm 1760, ông thậm chí từng cân nhắc việc trồng gai dầu thay thế cho cây thuốc lá vì ông tin nó sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, lúa mì mới thực sự được lựa chọn. 

George Washington trên đồn điền gai dầu ở Mount Vernon (Ảnh: Internet) 

“Thật mừng khi biết rằng nguời làm vườn của tôi đã tiết kiệm được rất nhiều hạt giống St.Foin và Gai dầu Ấn Độ. Hãy gieo chúng xuống hốc sâu để tận dụng hết giá trị của chúng. Phải chuẩn bị những thửa ruộng thật tốt và gieo hạt ST.Foin vào tháng 4, còn Gai dầu Ấn Độ thì có thể trồng ở bất cứ đâu.”- George Washington gửi William Pearce, ngày 24/02/1794

Trồng gai dầu công nghiệp ở nông trại Mount Vernon năm 2018 (Ảnh: Internet)

Giá trị của cây gai dầu không chỉ dừng ở thời kì George Washington mà còn thể hiện rõ nét lên lịch sử, văn hoá và con người Mỹ. Những năm 1800, bang Kentucky là nơi trồng phần lớn cây gai dầu cho nước Mỹ. Khách hàng chính của mặt hàng này là lực lượng Hải Quân. Họ sử dụng gai dầu làm cánh buồm và hệ thống dây thừng trên tàu. Nhưng thực tế, thị trường lớn nhất của sản xuất gai dầu vẫn là ngành công nghiệp bông phía Nam. Ở đó, họ cần dây bện chắc chắn làm từ sợi gai dầu để đóng các kiện hàng và túi làm từ gai dầu để đóng gói bông. 

Thu hoạch gai dầu ở Kentucky ( Ảnh: Internet)

Trong những năm 1850, trước khi cuộc nội chiến ở Mỹ diễn ra, gai dầu chính là ngành công nghiệp lớn nhất của Lexington, một thành phố của Kentucky. Công nghiệp gai dầu đã tạo việc làm cho hơn 1000 người trong số 6800 dân ở thành phố này.

Dây thừng và bvao tải làm từ gai dầu. (Ảnh: Internet)

Năm 1937, Đạo luật thuế Cần sa đã khiến ngành công nghiệp gai dầu suy giảm lớn. Tất cả doanh số bán gai dầu đều bị hình sự hoá và bị đánh thuế rất nặng. Điều này đã gây ra những tranh cãi chính trị thời đấy vì người dân cho rằng đạo luật này thật chất là để ngành công nghiệp nhựa và nylon chiếm được thị phần.

Nhưng mọi chuyện lại đảo lộn một lần nữa khi Thế chiến thứ hai diễn ra. Năm 1942, Hoa Kỳ nhận ra cây gai dầu thực sự cần thiết cho chiến tranh. Bộ nông nghiệp bắt đầu quảng bá và chính thức công bố những lợi ích khác mà gai dầu đem lại như việc tạo ra lượng giấy gấp 4 lần so với các loại cây làm giấy thông thường, giúp giảm đau,… Đỉnh cao của chiến dịch thúc đẩy này là khi chính phủ Hoa Kỳ phát hành bộ phim tài liệu về cây gai dầu mang tên “Hemp for Victory” (Cây gai dầu cho chiến thắng). Mục đích của bộ phim này nhằm khuyến khích nông dân khắp cả nước trồng gai dầu để hỗ trợ chiến sự. Từ đây, 400.000 mẫu cây gai dầu đã được trồng trên đất Mỹ trong thời gian 1942- 1945. 

thu hoạch gai dầu trên nông trường ở Mỹ năm 1943Thu hoạch gai dầu trên nông trường ở Mỹ năm 1943 (Ảnh: Internet)

Dẫu vậy, vào năm 1970, cây gai dầu bị chính phủ Mỹ xếp vào nhóm cây làm thuốc loại 1 (nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc nặng như heroin và LSD,…). Việc trồng gai dầu đã chính thức bị cấm hoàn toàn thông qua Đạo luật phòng chống ma túy của Mỹ. 

Bộ phim tài liệu “Hemp for Victory” (Ảnh: Internet).

 

Sau gần 30 năm bị cấm, cây gai dầu một lần nữa hồi sinh vào năm 2004 khi Mỹ cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm từ gai dầu. Và trong kỷ nguyên mới, ứng dụng của cây gai dầu đa dạng hơn rất nhiều so với thời kì trước. Sợi gai dầu được nhập khẩu để phục vụ ngành dệt may, vỏ chai và các sản phẩm khác làm từ gai dầu bền có độ bền cao và thân thiện với môi trường,… Đặc biệt, vào năm 2007, hai nông dân ở Bắc Dakota đã được cấp giấy phép trồng gai dầu sau hơn 50 năm bị cấm trồng ở Mỹ. Bắt đầu từ đây, sự trỗi dậy của gai dầu đã dần dần được nhen nhóm. Vào năm 2018, ngành công nghiệp gai dầu hoàn toàn được hợp pháp hoá trở lại thông qua luật cải tiến nông nghiệp. 

Trải qua nhiều thăng trầm cùng những ràng buộc chính trị, gai dầu vẫn là loài thực vật tiềm lực của nước Mỹ. Nó không chỉ được sử dụng làm vải buồm, quần áo, giấy giả da, túi xách mà còn được sản xuất với quy mô cực kì lớn để phục vụ ngành y tế, du lịch, thẩm mỹ và các mục đích khác.

Một bé gái trong lễ hội Gai dầu (Ảnh: Internet)

Ngày nay, gai dầu đã chính thức được nghiên cứu và sử dụng trong y học, ngành thẩm mỹ vì lượng THC và CBD dồi dào chứa trong gai dầu có những tác dụng chữa bệnh trên cơ thể người. Những chất này có công dụng giảm đau, điều hoà và ngăn ngừa căn bệnh đái tháo đường, chữa chứng trầm cảm và những vấn đề về thần kinh, tâm lý,… Thậm chí các nhà khoa học và chính phủ liên bang đã công bố các chứng cứ khẳng định tinh dầu gai dầu có thể chữa khỏi một số loại ung thư,… 

Gai dầu cho nghiên cứu y tế (Ảnh: Internet)

Riêng về mục đích du lịch và giải trí, vào ngày 20/4 hàng năm, Mỹ cũng như nhiều nước hợp thức hoá gai dầu trên thế giới thu về những khoản tiền rất lớn và lượng khách du lịch khủng lồ từ những lễ hội Canabis (lễ hội gai dầu thế giới) và những chuyến viếng thăm nông trại gai dầu. Những hoạt động này còn nhằm mục đích giáo dục và gắn kết xã hội cũng như những giá trị con người với nhau. 

Một hoạt động trong Lễ hội Canabis (Ảnh: Internet)

Lễ hội Canabis hằng năm là một dịp để gia đình và mọi người gần nhau hơn. (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, hình ảnh canh tác cây gai dầu đã được đưa lên tiền tệ như là một phần di sản văn hóa của đất nước cờ hoa, cụ thể là trên mặt tờ bạc 10 Đô la Mỹ. 


Tờ 10 đô Mỹ có hình ảnh cây gai dầu ở mặt sau, được phát hành vào 16/11/1914. (Ảnh: Internet) 

Nhắc lại về Mount Vernon, đây được coi là nơi minh chứng đầu tiên cho lịch sử trồng gai dầu của vị lãnh tụ George Washington. Từ mùa xuân năm 2018, việc sản xuất gai dầu nơi đây đã hoạt động mạnh mẽ trở lại và mùa thu hoạch diễn ra vào mỗi mùa hè. Sau đó, gai dầu sẽ được làm khô để phục vụ cho công việc làm sợi gai dầu diễn ra ngay trên nông trường. Với niềm tin của nhiều người dân Mỹ, cây gai dầu thậm chí đã trở thành biểu tượng khắc hoạ cho ngành nông nghiệp dưới thời George Washington. Bạn có thể thăm nông trại này bất cứ khi nào trong năm.  

Làm sợi gai dầu thủ công trên nông trường Mount Vernon năm 2018 (Ảnh: Internet)

Có lẽ, hình ảnh cây gai dầu là một trong những điều khiến George Washington trở thành một trong những vĩ tổng thống vĩ đại nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, không phải ai đam mê gai dầu cũng phi thường và trở thành tổng thống như George Washington đâu nhé các HSU-ers. 

Phương Thảo (Tổng hợp)

Facebook Youtube Tiktok Zalo