Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Chưa yên tâm về nhiệt điện than

Trong lúc các nước bỏ nhiệt điện than thì Việt Nam dự định phát triển 80 nhà máy vào năm 2030. Các nhà khoa học lo ngại việc bảo đảm môi trường đối với những “quả bom” chứa tro xỉ này.

Trong bối cảnh dự án điện nguyên tử đã bị dừng, điện gió và điện mặt trời không đủ đáp ứng nhu cầu thì nhiệt điện than là sự lựa chọn cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến băn khoăn về vấn đề môi trường xung quanh nhiệt điện than, nhất là khi mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu dừng vận hành thử nghiệm tổ máy số 2 của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 sau khi đốt lò thông thổi đường ống tạo cột khói khổng lồ.

Cần thiết nhưng ô nhiễm!

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, cả nước có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất lắp đặt 13.110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030 sẽ có 80 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất lắp đặt 24.370 MW. Theo các tính toán, sản lượng nhiệt điện than chiếm đến 45% cơ cấu nguồn điện.

GS Trần Đình Long, chuyên gia về nhiệt điện, cho rằng một trong những lý do cần phát triển nhiệt điện than là bởi năng lượng tái tạo chưa đủ sức thay thế các nguồn truyền thống khoảng 20 năm tới vì công suất thấp, suất đầu tư rất cao và chính sách giá mua điện chưa đủ hấp dẫn. Theo tính toán, với cùng sản lượng thì suất đầu tư của các nguồn điện tái tạo cao gấp 3-4 lần so với nhiệt điện than. Trong khi đó, vẫn phải đầu tư nhiệt điện than để bảo đảm dự phòng khi không phát được điện gió và mặt trời.

Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, nơi thường xảy ra các sự cố gây lo ngại tác động xấu đến môi trường

Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, nơi thường xảy ra các sự cố gây lo ngại tác động xấu đến môi trường Ảnh: LÊ TRƯỜNG

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng công bố số liệu cho thấy với giá điện hiện nay, ngân sách phải bù cho phát triển năng lượng tái tạo dự kiến là 46.000 tỉ đồng vào năm 2030.

PGS-TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam, phân tích ưu điểm của nhiệt điện than là giá thành sản xuất thấp, chỉ khoảng 0,7 USD/KWh; vốn đầu tư không quá cao với khoảng 1.500 USD/KWh – thấp hơn thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân. Ngoài ra, nhiệt điện than có khả năng huy động công suất lớn nên sản lượng điện phát ra lớn và không lệ thuộc vào yếu tố tự nhiên như một số nguồn điện sạch khác.

“Tuy nhiên, nhà máy nhiệt điện đốt than sẽ thải ra môi trường rất nhiều chất, bao gồm cả chất thải rắn, chất thải nước, chất thải khí. Ngoài ra, chi phí về đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường rất tốn kém; nhu cầu nước làm mát rất lớn, khoảng 80 m3/sec cho 1 nhà máy điện 1.200 MW” – ông Nghĩa nêu.

Thận trọng công nghệ Trung Quốc

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Nguyễn Minh Duệ, Chủ tịch Hội đồng Khoa học năng lượng thuộc Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nêu quan điểm trong phát triển nhiệt điện than, quan trọng nhất là yếu tố kỹ thuật. “Kỹ thuật hiện đại thì hiệu suất cao, suất tiêu hao than thấp. Từ đó, tránh được ô nhiễm môi trường khi phát thải nhà máy. Còn nếu có xu hướng ham rẻ thì phải đánh đổi bằng suất tiêu hao than cao, ô nhiễm lớn” – ông Duệ nói.

Cũng theo ông Duệ, trên thế giới hiện có xu thế không phát triển nhiệt điện than nữa bởi đã hết tiềm năng và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường. Còn với Việt Nam, nếu không phát triển nhiệt điện than sẽ rất khó để đáp ứng được an ninh năng lượng trong bối cảnh điện nguyên tử đã dừng; điện gió và điện mặt trời thì công suất nhỏ, phụ thuộc thời tiết. “Nhưng phát triển nhiệt điện than phải kiên quyết đặt môi trường lên hàng đầu, đầu tư công nghệ hiện đại và chấp nhận giá đắt, không mua công nghệ lạc hậu, nhất là công nghệ Trung Quốc” – ông Duệ cảnh báo.

Ngoài ra, theo các nhà khoa học, một vấn đề cần lưu tâm là lượng tro bụi phát ra từ việc vận hành nhiệt điện than lại chưa được sử dụng hiệu quả do cơ chế chính sách còn chưa cụ thể. PGS-TS Trương Duy Nghĩa đánh giá: “Cái “dở” là các cấp, các ngành chưa vào cuộc đồng bộ để xử lý tro bụi thành nguyên liệu. Thậm chí, Việt Nam còn tính đến chuyện thải bỏ và chôn lấp. Đây là lãng phí rất lớn. Thực tế cho thấy những nhà máy bán được tro xỉ đều không còn tình trạng ô nhiễm môi trường”. 

Không có bất thường vụ đốt lò nhiệt điện Vĩnh Tân 1

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp – Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc từ ngày 20 đến 25-7, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đốt lò thông thổi đường ống lò hơi số 2 phục vụ vận hành thử nghiệm nhà máy tạo ra cột khói đen khổng lồ kèm những tiếng nổ mà dư luận nghi gây ô nhiễm môi trường.

Theo cơ quan trên, việc đốt lò tạo âm thanh lớn khi tăng áp để súc rửa đường ống. Đây là việc bình thường trong công tác vận hành của một nhà máy nhiệt điện. Việc thông thổi và vệ sinh đường ống của lò hơi là một quá trình thông thường tại bất cứ nhà máy nhiệt điện nào trước khi thực hiện thử nghiệm và vận hành.

Theo: Thùy Dương/Sài Gòn Giải Phóng

Facebook Youtube Tiktok Zalo