Gender Talk #1: “Tình và tiền trong bình đẳng giới”
Ngày 17/01/2019, khai mạc Gender Talk #1 tại tàixỉu online , trong không khí chân tình và cởi mở, cô Doãn Thi Ngọc, giảng viên Bộ môn Giáo dục khai phóng, khoa Khoa học xã hội, đã chia sẻ ngắn gọn mục đích của Gender Talk: nhằm nâng cao nhận thức về Giới và Bình đẳng giới cho mọi người thông qua việc trình bày, chia sẻ, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, và khám phá những góc nhìn đa chiều về Giới và xu hướng Bình đẳng Giới ở Việt Nam và quốc tế.
Cô Doãn Thị Ngọc (Áo dài đỏ) – Nhà tổ chức của Gender Talk #1
Gender Talk #1 đã tập trung chia sẻ ba chủ đề dưới đây:
- Công-Dung-Ngôn-Hạnh,
- Quan điểm của Giới trẻ về hình ảnh cơ thể, và
- Tình và Tiền trong Bình đẳng Giới.
Theo nhóm Six Sense, bản chất của Công-Dung-Ngôn-Hạnh gây bất lợi cho nữ giới vì quan niệm này chỉ áp đặt nên phụ nữ. Xã hội công nghệ 4.0 đang thay đổi nhanh chóng và nữ giới ngày nay đang có nhiều cơ hội và được quyền bình đẳng trong gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy, khái niệm Công-Dung-Ngôn-Hạnh có lẽ cần thay đổi. Theo nhóm Six Sense, chúng ta nên mạnh dạn xây dựng những giá trị mới như: Tự tin-Tự trọng-Tự lập-Tự quyết cho cả nam và nữ. Những khái niệm này dĩ nhiên có chứa đựng cả quan niệm mới của Công-Dung-Ngôn-Hạnh. Cá nhân, gia đình, nhà trường không nên dạy con gái hay nữ giới tâm lý hoặc tư tưởng ỷ lại, phụ thuộc vào nam giới và cần loại bỏ tư tưởng gia trưởng.
Chủ đề thứ hai là về Hình ảnh cơ thể, nhóm nam cho rằng con người khi sinh ra không phải ai cũng có lợi về ngoại hình và ngoại hình không bắt mắt có thể gây bất lợi trong giao tiếp và xin việc. Mỗi người một vẻ đẹp khác nhau, quan trọng mọi người xây dựng vẻ đẹp nội tâm.
Chủ đề thứ ba là Tình và Tiền Trong Bình Đẳng Giới. Diễn giả Nguyễn Thị Ngọc cho rằng bình đẳng giới là đề cập đến vị trí, vai trò ngang nhau của nam và nữ và tạo điều kiện để mọi người có cơ hội như nhau và cùng hưởng lợi từ những gì mình đóng góp. Vậy làm sao chúng ta đạt được bình đẳng giới? Có phải chúng ta ngồi đó chờ bình đẳng giới? Trong thực tế, tình phí vẫn nghiêng về nam giới. Như vậy có bình đẳng không? Diễn giả chia sẻ một câu chuyện liên quan tới tình và tiền của một cặp đôi. Người nam và nữ đều yêu nhau tha thiết và có vẻ bình đẳng với nhau về tiền và nhiều mặt. Tuy nhiên, người nam thường đòi hỏi người nữ phải quan tâm, chăm sóc và có mặt ngay khi anh ta cần. Chị Ngọc nói rằng ca này được tư vấn nhiều lần, nhưng rất khó giải quyết vì cả hai bên đều không tìm được tiếng nói chung. Cặp đôi này cuối cùng đã chia tay và để lại nhiều trăn trở cho chuyên gia công tác xã hội và nhà tham vấn tâm lý.
Chuyển sang phần thảo luận của buổi chuyên đề, công chúng đã đặt nhiều câu hỏi và thảo luận sôi nổi các câu chuyện khác nhau và những hiểu biết đa chiều về bình đẳng giới. Khán giả cho rằng dù nữ giới đang tham gia nhiều vào công việc xã hội, nhưng vẫn phải đảm nhận công việc nhà, đặc biệt công việc nhà vẫn chưa được nhiều người xem là công việc thực sự có giá trị và chưa được tính vào GDP của quốc gia.
Một số cảm nhận của khán giả về GENDER TALK #1
“Sau khi được học môn Giới và Phát Triển em đã rất có hứng thú với những vấn đề liên quan đến giới tính. Chính vì thế Gender Talk đã tạo sự hứng thú cho em ngay từ cái tên. Và quả thật những bài nói chuyện vô cùng hấp dẫn và lôi cuốn đến từ các bạn sinh viên Hoa Sen và chuyên viên đã giúp em có nhiều hơn tri thức về vấn đề giới, định kiến giới cũng như sự mất cân bằng về giới đã và đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống chung quanh mà trước đây khi chưa biết kiến thức về giới em cũng mặc định ấy là chân lý. Em rất mong Gender Talk sẽ được tiếp tục và phát triển bởi 3 lý do. Thứ nhất, đại đa số mọi người chưa hoặc được trang bị một cách mập mờ về kiến thức bình đẳng giới do cách giáo dục của văn hoá Á Đông e dè về vấn đề giới và ảnh hưởng bởi Nho giáo. Thứ hai, bất bình đẳng giới cần được vạch trần để đưa lên bàn cân để tranh luận thẳng thắng và có đủ tài liệu kiến thức để đi đến thống nhất. Cuối cùng, Gender Talk là nơi những định kiến giới bị phá bỏ và mọi thắc mắc, quan điểm được lên tiếng, được thấu hiểu và được bàn luận. Riêng với bản thân em, đến với Gender Talk em còn được trao đổi, tranh luận với các bạn và các chuyên gia về những thắc mắc, quan điểm về giới để từ đó bản thân có thêm kiến thức, góc nhìn đa chiều hơn về những quyền lợi, trách nhiệm của chính mình nói riêng và cộng đồng nói chung để có cách ứng xử, hành động đúng đắn, văn minh. Em nhất định sẽ tham gia Gender Talk lần sau và vô cùng cám ơn Ban tổ chức đã tạo nên một chương trình thực sự mang lợi ích cho cộng đồng.”
(Huỳnh Yến Nhi, sinh viên năm 3 chuyên ngành Marketing trường Đại Học Hoa Sen)
“Gender Talk thật sự là một buổi gặp gỡ và trao đổi kiến thức vô cùng sinh động và ý nghĩa. Tại đây, không những chỉ có sự góp mặt của sinh viên, giảng viên Đại học Hoa Sen mà bên cạnh đó còn có rất nhiều những cá nhân hoặc tập thể khác, đến từ các trường đại học khác nhau, và còn có những vị phụ huynh nữa. Điều đó chỉ ra rằng, tầm quan trọng của kiến thức về Giới và Bình đẳng giới trong xã hội hiện đại không chỉ được giới chuyên môn quan tâm theo dõi, đây còn là một trong những chủ đề nóng mà các bạn trẻ cũng như phụ huynh chú ý tới. Sau buổi Gender Talk vừa rồi, em đã được nghe rất nhiều những chia sẻ, những câu chuyện cá nhân mà nếu không có mặt tại đó chắc có lẽ sẽ chẳng bao giờ em biết được. Hòa mình trong những kiến thức sinh động, và cũng như không khí của một môi trường chuyên nghiệp, em nghĩ Gender Talk lần sau sẽ mang lại nhiều điều bổ ích hơn, nhiều câu chuyện thú vị hơn, và những bài học quý giá hơn.”
(Trần Trọng Ngân – 2150358 – sinh viên Trường Đại Học Hoa Sen tự đánh giá bản thân sau khi tham gia Gender Talk #1)
“Thanh là một trong những khách đã tham dự chương trình chiều nay. Xin được gửi lời cám ơn chân thành đến cô Ngọc cũng như tập thể các diễn giả đã tổ chức chương trình thú vị và đưa ra những câu hỏi để mỗi khán giả có thể tự suy ngẫm nhận ra vấn đề. Chúng ta không có tham vọng thay đổi xã hội về vấn đề giới và bình đẳng giới chỉ sau một chương trình talk show, tuy nhiên nhận ra vấn đề chính là bước đầu tiên trên hành trình đó.”
(Thái Hồ Thiên Thanh)
Doãn Thị Ngọc và Lữ Thị Hồng Thạnh