Gender Talk: Bất ngờ với tâm lý học sinh cấp 3
Gender Talk #2 là hoạt động học thuật về Giới và Bình đẳng giới của Bộ môn Giáo Dục Khai Phóng, Khoa KHXH, tàixỉu online đã được tổ chức lần thứ hai vào ngày 14/3/2019. Gender Talk #2 đã thu hút sự tham gia của sinh viên tàixỉu online , Trường Đại học Mở TPHCM, nhà giáo dục, chuyên viên tâm lý, các tổ chức NGOs và những cá nhân quan tâm tới bình đẳng giới và giáo dục giới tính.
Gender Talk là hoạt động học thuật về Giới và Bình đẳng giới của Bộ môn Giáo Dục Khai Phóng, Khoa KHXH, tàixỉu online .
Gender Talk #2 tập trung chia sẻ hai chủ đề:
Chủ đề 1: Vị thế người phụ nữ trong Lê Triều hình luật do ông Đỗ Hồng Quân – giảng viên tại Khoa XHH-CTXH-ĐNAH, Trường Đại học Mở Tp HCM trình bày.
Chủ đề 2: Tâm lý học về giới tính cho học sinh cấp 3 do ông Phạm Hải Lâm – chuyên viên tham vấn tâm lý và là người sáng lập CERM-Nơi cung cấp dịch vụ tham vấn tâm lý cho học sinh trình bày.
Trái qua phải: ông Phạm Hải Lâm, cô Doãn Thị Ngọc – Giảng viên Khoa KHXH Trường Đại học Hoa Sen và ông Đỗ Hồng Quân.
Vị thế người phụ nữ trong Lê Triều hình luật
Theo ông Đỗ Hồng Quân, ông chọn chủ đề “Vị thế người phụ nữ trong Lê Triều hình luật” là để tiếp nối kiến thức của Gender Talk #1 và trích lọc các thông tin từ Luận án tiến sỹ của Insun Yu-Đại học Michigan, Mỹ về “Luật và Xã Hội Việt Nam” thế kỷ 17-18. Theo ông Quân, những điều khoản về hôn nhân gia đình chiếm vị trí tương đối lớn trong Bộ Lê triều hình luật và nó ra đời trong bối cảnh Nho Giáo có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Vào thời đó, trật tự xã hội được dựa trên luật pháp Nho giáo: Tam cương-ngũ thường dành cho nam, tam tòng-tứ đức dành cho nữ.
Về cấu trúc gia đình phong kiến Việt Nam tồn tại song song hai loại hình, gia đình theo kiểu Trung Hoa-biểu thị uy quyền của người cha người chồng là tuyệt đối. Và gia đình theo kiểu Việt Nam thì người vợ đã thực sự bình đẳng với người chồng và tính cá thể hóa được đề cao. Điều này được thể hiện qua việc quyền sở hữu độc lập về tài sản giữa cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó, con cái có gia đình được độc lập hay ra ở riêng khi bố mẹ còn sống. Việc cho phép con cái ra ở riêng đã trực tiếp đi ngược lại với đạo lý gia đình Nho Giáo vốn được đề cao, đòi hỏi con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ và phải quên mình để phụng dưỡng cha mẹ của văn hóa Trung Quốc (Yu, tr13 & 94-95).
Về quyền ly hôn, người chồng có quyền ly hôn do lỗi của người vợ như: Vợ phạm phải nghĩa tuyệt, không con, ghen tuông, ác tật, dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp (điều 310). Người vợ cũng có quyền ly hôn chồng do lỗi người chồng gồm: Chồng xa cách vợ không lui tới suốt năm tháng (thì vợ được phép trình quan sở tại, quan sở tại làm chứng thì người chồng đó mất vợ” hoặc “nếu con rể mắng nhiếc cha mẹ vợ bởi chuyện phi lí thưa lên, quan sẽ cho ly dị” (điều 308, 333).
Về quyền thờ cúng tổ tiên và hương hoả, con gái không bao giờ bị loại trừ khỏi việc nối dõi tông đường. Luật qui định: “khi cha mẹ chết mà không để lại chúc thư thì chia tài sản thành 20 phần. Sau đó lấy 1/20 tài sản để thờ cúng tổ tiên, phần còn lại được chia đều cho các con bất kể trai gái (Điều 388). “Người có con trai trưởng thì dùng nó cho con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng, ruộng đất hương hỏa lấy 1/20” (Điều 391). Điều này khác hoàn toàn với xã hội Trung Quốc truyền thống, nơi người con gái thường bị loại ra khỏi quyền thừa hưởng gia tài.
Về phân chia tài sản khi ly hôn, tài sản riêng của ai người ấy giữ. Tài sản chung thì chia đôi: 50% (người sống); 50% (người mất). Người vợ vẫn có quyền sở hữu số 50% tài sản nếu người chồng mất trước. Khi lấy chồng, sợi dây liên kết giữa con gái với gia đình sinh ra không mất đi. Khi chẳng may người vợ mất, tài sản của họ vẫn được chuyển lại cho gia đình cha mẹ đẻ để làm hương hỏa phụng thờ, khi ly hôn về lại nhà cha mẹ đẻ. Insun Yu (1990) kết luận rằng đây là điều khác biệt hoàn toàn với người phụ nữ Trung Quốc.
Tóm lại, diễn giả kết luận cấu trúc hệ thống Việt Nam có luật tục riêng không khắt khe với phụ nữ như ở Trung Quốc và nó được thể hiện ít nhất vào thời Lê triều hay dựa vào Bộ Lê Triều hình luật. Điều này cho thấy Bộ luật này là sự sáng tạo, tiến bộ của các nhà làm luật Việt Nam nhằm bảo vệ, thừa nhận vai trò, quyền, và vị thế của phụ nữ trong xã hội so với nam giới trong xã hội phong kiến.
Gender Talk #2 thu hút sinh viên hào hứng tham gia.
Tâm lý học giới tính cho học sinh cấp 3
Chủ đề thứ 2, ông Phạm Hải Lâm chia sẻ ông làm về tham vấn tâm lý và hướng nghiệp cho học sinh-sinh viên. Khi nói chuyện với họ thì thường đụng chạm tới nhiều vấn đề, nhưng cuối cùng cũng chạm phải vấn đề “quan hệ cập đôi” hay “tình dục”. Ngoài những vấn đề từ công việc, ông Lâm cũng băn khoăn trăn trở với vai trò là người chồng, người cha và việc giáo dục giới tính cho con gái của mình. Chính vì vậy, phần trình bày của ông nghiêng về ứng dụng trong thực tế hay nghiêng về lâm sàng dưới góc độ tâm lý.
Bắt đầu bằng một trò chơi để hỏi ý kiến khán giả về quan điểm của mọi người về giáo dục giới tính cho học sinh cấp 3. Ông mời khán giả tham gia sắp xếp những ô chữ về “mối quan hệ cập đôi, về “tình dục”. Một số khán giả đã sắp xếp thứ tự ô chữ như sau:
- Một bạn sinh viên cho rằng ngày nay học sinh-sinh viên sẽ “Thích nhau-tìm hiểu-quen nhau-yêu-lấy-ấy”.
- Một bạn sinh viên có quan điểm khác: sinh viên sẽ “tìm hiểu-quen-thích-yêu-ấy-lấy”
- Trên thực tế, ông Lâm cho rằng các bạn học sinh cấp 3 sẽ sắp xếp như sau: “ấy-tìm hiểu-thích-quen-chưa rõ có yêu hoặc lấy” hay không.
Cuối cùng, bài chia sẻ này sẽ xoay quanh các câu hỏi như chúng ta cần giáo dục nội dung gì về giới tính cho học sinh cấp 3? Học sinh cấp 3 được giáo dục giới tính như thế nào? Ai là người giáo dục giới tính cho các em?
Thảo luận chung
Các khán giả tham gia đặt nhiều câu hỏi về Bộ Lê triều hình luật và những kiến thức về giáo dục giới tính trong gia đình và nhà trường. Ngoài ra, các khán giả cũng chia sẻ tích cực các chương trình mà các tổ chức đang làm. Một tổ chức phi chính phủ Room To Read có chia sẻ rằng tổ chức mình có một chương trình giáo dục giới tính đầy đủ cho các trẻ em gái ở các tỉnh và vùng sâu vùng xa. Chương trình giáo dục giới tính này vừa dạy giáo dục giới tính, vừa dạy các kỹ năng sống cho các em gái. Đa phần khán giả đồng ý rằng gia đình sẽ là nơi giáo dục giới tính tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế cha mẹ ít giáo dục giới tính cho con hay ngại giáo dục giới tính cho con hay không biết dạy giáo dục giới tính cho con và dạy như thế nào. Con cái cũng e ngại khi hỏi cha mẹ về vấn đề tính dục hay có hỏi thì cha mẹ cũng nói “tự con lớn sẽ biết” hay “trẻ con biết gì mà hỏi”.
Câu hỏi đặt ra cho khán giả là liệu cha mẹ có nên dạy giáo dục giới tính cho con không? Hay liệu cha mẹ có đủ kiến thức về giới tính để dạy cho con cái không? Khán giả chia sẻ thêm, ngoài gia đình, nhà trường cũng là nơi tốt cung cấp kiến thức giáo dục giới tính liên tục cho các em để giúp các em hiểu và đưa ra quyết định đúng. Một số tổ chức và khán giả cũng băn khoăn rằng nếu ở trường không dạy liên tục thì không hiệu quả hoặc cha mẹ không đủ kiến thức thì cũng đưa tới sự không cân bằng trong giáo dục giới tính. Cuối cùng, sự đón nhận của cha mẹ khi con được học giáo dục giới tính ở trường cũng là những thách thức lớn vì không chung quan điểm và một số họ cho rằng “vẽ đường cho hươu chạy”.
Các diễn giả Gender Talk chụp hình lưu niệm cùng sinh viên và những người tham dự.
Một số phản hồi từ sinh viên trường Đại học Hoa Sen và khán giả về Gender Talk #2
#1:Tôi là Thái Hồ Thiên Thanh từ tổ chức Luong Van Can Fund. Tôi xin gửi lời cám ơn đến hai vị diễn giả hôm nay vì đã gợi mở ra những chủ đề tuy không mới nhưng đã cho mọi người cơ hội được suy ngẫm và phản biện, cũng như chia sẻ câu chuyện của mình.
Ngoài ra, tất nhiên là gửi lời cám ơn đến những người đã tạo ra Gender talk, đặc biệt là cô Ngọc. Thanh yêu thích từng giây phút của chương trình: lắng nghe diễn giả, lắng nghe các bạn và chia sẻ chính câu chuyện của mình. Đúng như cô có đề cập chiều nay, Gender talk không phải là lớp học đơn thuần mà là nơi mọi người có thể học hỏi lẫn nhau, để biết được rằng chúng ta có rất nhiều cách lựa chọn hành xử trong các vấn đề liên quan đến Giới và Bình đẳng giới.
Còn một điều mà Thanh chưa kịp chia sẻ đến các bạn hiện đang là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của các vấn đề liên quan đến về Giới và Bình đẳng giới ngay trong chính gia đình mình tại chương trình chiều nay là: ngoài việc thay đổi bản thân mình để hành xử tốt hơn trong hiện tại và tương lai, các bạn hãy thương lấy những người thân đã làm tổn thương mình vì những hành xử (có vẻ như) không tốt. Thương họ vì họ không có điều kiện, cơ hội được học tập-tiếp cận với cách hành xử đúng do cách giáo dục hay hoàn cảnh xã hội, hãy tin rằng họ đã làm điều tốt nhất với khả năng hiểu biết của họ rồi. Có như vậy các bạn mới có thể có tiếp cận cuộc sống với một tâm thế nhẹ nhàng và tự tin với cách sống của mình trong tương lai.
#2: Khán giả Ngọc Trâm, sinh viên năm 2 ngành Xã Hội Học của trường Đại học Mở chia sẻ: Ngày 14/3 vừa qua em đã tham gia buổi nói chuyện về Gender, đây là chủ đề mà em luôn quan tâm và theo dõi. Nhờ buổi trò chuyện mà em nhận ra được một sai lầm trong tư tưởng từ trước đến giờ của bản thân. Đó là luôn cho rằng những việc như “thêu thùa, may vá” là việc tầm thường, nếu dành cho phụ nữ thì là bất bình đẳng; qua lời chia sẻ của cô và các bạn đã giúp em hiểu rõ những việc đó không phải là tầm thường mà là cần thiết cho bản thân các bạn nữ và những người xung quanh. Hình ảnh người phụ nữ may vá không phải là thể hiện sự bất bình đẳng, nó chỉ bất bình đẳng khi xã hội cho rằng việc may vá là của riêng người phụ nữ, không dành cho đàn ông. Buổi nói chuyện đã giúp em có cái nhìn cụ thể hơn về Giới, giúp em làm rõ những vấn đề mà bản thân còn thắc mắc.
Buổi nói chuyện về Gender thật sự rất bổ ích và cần thiết cho xã hội mà vấn đề bình đẳng giới đang được đặt ra lên trên hết, chương trình đã bổ sung kiến thức giúp mọi người nhìn nhận về Giới một cách đúng đắn. Em hi vọng sẽ được tham gia nhiều buổi trò chuyện khác nữa về chủ đề này. Em chân thành cảm ơn cô và hai thầy đã có những chia sẻ vô cùng chân thành và bổ ích.
#3: Khán giả tên là Tuyến chia sẻ: “Cám ơn cô Ngọc đã tổ chức một buổi nói chuyện rất có ích. Tôi tuy lớn tuổi nhưng lại thích thú rất nhiều khi dự một buổi sinh hoạt tràn ngập tinh thần cầu tiến của các cháu sinh viên. Rất mong được dự thêm nhiều cuộc như vậy để nâng cập nhật hóa tình hình thế hệ trẻ hôm nay và chia sẻ với con cháu có hiệu quả hơn.
#4: Khán giả Nguyễn Hạnh hiện đang làm việc tại Tổ chức Room To Read: Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến BTC tạo cơ hội cho em tham gia. Với thời gian tầm 2h30 nhưng em nghĩ cái giá trị mà nó mang lại thật to lớn và ý nghĩa, theo em có các lý do sau: Tạo một 1 nơi để các em sinh viên có cơ hội tăng thêm kiến thức, có nơi để các em chia sẻ và trình bày quan điểm (có tăng 1 chút cho skill trình bày trước đám đông). Kết nối giao lưu với các đơn vị đang làm trong cùng lĩnh vực với các chủ đề của Gender. Với 2 lý do trên thôi cũng đủ nói lên ý nghĩa và giá trị của hoạt động này. Em nghĩ hoạt động này nên được duy trì và tổ chức định kỳ. Và cần có chiến lược thu hút nhiều hơn nữa sinh viên, đơn vị tham gia để Kiến thức được lan rộng nhiều hơn nữa.
#5: Lương Minh Kim Phụng-sinh viên năm 2 trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Nếu con không thể tham dự được buổi Gender Talk #2 thì thật sự là thiếu sót trong quãng đời trưởng thành của con và con tin cũng như tất cả mọi người trong khán phòng đó. Con thật sự rất thích đi buổi chuyên đề này, nói về sự bất bình đẳng vẫn còn len lỏi đâu đó trong cuộc sống này. Con nghĩ bất bình đẳng không thể mất đi, chỉ nhờ mỗi cá nhân, bao gồm luôn con, khi có nhận thức được việc đó gây hại như thế nào, thì ít nhất có thể làm giảm được sự bất bình đẳng ấy trong cuộc sống.
Và cũng nhờ buổi Gender Talk của Cô, con có thể nói ra được nỗi lòng của mình, cùng lắng nghe các câu chuyện của từng người, cùng suy ngẫm và rút ra bài học sau này. Và con thấy được điều quan trọng nhất là trong buổi chuyên đề có nhiều bậc phụ huynh, người lớn, cùng các bạn cùng trang lứa, là nơi tạo điều kiện cho ranh giới xa cách giữa bậc phụ huynh và con em có thể hiểu nhau hơn, gần gũi với nhau. Con thật sự cảm ơn Cô Ngọc đã tạo buổi chuyên đề này, và con cũng thật sự rất rất rất muốn chuyên đề này mãi luôn vững mạnh về sau.
Doãn Thị Ngọc – GV Khoa KHXH, Trường ĐH Hoa Sen