Giảng viên Khoa Kinh tế – Thương mại tham gia hội thảo: “Thương mại đầu tư trong tương lai: Thúc đẩy hội nhập vùng khối Châu Á- Thái Bình Dương”
(Trade and Investment for Tomorrow: Promoting Asia-Pacific Regional Integration)
Tổ chức ARTNeT, Liên Hợp Quốc
10-12/12/2013
Macao, Trung Quốc
Tổ chức Nghiên cứu và Đào tạo Thương mại khối Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD) thuộc Liên Hợp Quốc () vừa tổ chức hội thảo chuyên sâu về thương mại, đầu tư và hội nhập trong khu vực CA-TBD tại Macau, Trung Quốc từ 10-12/12/2013. Hội thảo quy tụ các nghiên cứu viên và chuyên gia từ các tổ chức WTO, APEC, EUI, ADB, ESCAP, … và từ các đại học từ Mỹ, Úc, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, và khối ASEAN nhằm mục tiêu thông qua các kết quả nghiên cứu để hiểu biết sâu hơn về xu thế hiện nay của vấn đề thương mại, đầu tư, và những thách thức mà các nước đang phát triển trong khu vực CA-TBDF đang phải đối mặt. Hơn nữa, hội thảo hướng tới việc tạo ra cơ hội phát triển xã hội toàn diện và bền vững với môi trường cũng như thúc đẩy hội nhập và mậu dịch trong khu vực. Những vấn đề sau được thảo luận chuyên sâu trong hội thảo: (1) Cắt giảm hàng rào mậu dịch và chi phí hướng tới thúc đẩy hội nhập; (2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài và hội nhập nội vùng; (3) Định vị thương mại và vấn đề tài chính-chuỗi cung ứng; (4) Mạng lưới sản xuất, thương mại và hội nhập trong khối CA-TBD; (5) Xu hướng liên kết các khối kinh tế trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Nhìn chung, xu hướng hội nhập, tự do hóa thương mại dựa trên các hiệp ước thương mại song phương và đa phương (BTAs, MTAs), hiện nay phát triển mạnh mẽ hơn với các ‘hiệp ước đa chiều’ (PTAs), đặc biệt trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Nằm ngoài những cam kết trong WTO, hầu hết các quốc gia đã và đang hướng tới là thành viên của các khối nước mở rộng như TTIP, TPP, AEC, ASEAN+, COMESA, … (Bernard Hoekman, EUI). Thế nhưng, trong tình hình thương mại và đầu tư bị ảnh hưởng sâu rộng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, xu hướng bảo hộ mậu dịch trở lại dưới dạng mới như hỗ trợ thương mại và giảm giá đồng nội tệ. Hiện tượng các nước trong và ngoài khối G20 gia tăng các biện pháp bảo vệ bất chấp ảnh hưởng đến các quốc gia khác (beggar-thy-neighbor policy) làm tăng các sự vụ tranh cãi giữa các nước và cần đến sự phán quyết của WTO đặc biệt trong năm 2012 (Simon J. Evenett, Đại học St. Gallen).
TS. Phạm Thị Bích Ngọc (người thứ hai, từ trái sang phải) cùng các diễn giả tại hội thảo
Đại diện cho tàixỉu online , tôi đã trình bày vấn đề về hiệu ứng lan tỏa năng suất từ khối Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến doanh nghiệp cung ứng nội địa (backward linkages). Bài nghiên cứu lần đầu tiên chứng minh nguồn vốn đầu tư từ khối EU, ASEAN, và các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan tập trung vào một số ngành công nghiệp. Những nước mua nhiều nguyên liệu trong ngành công nghệ thấp có tác động thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp trong nước hơn các nước mua nhiều nguyên liệu trong ngành công nghệ cao. Đặc biệt, nguồn vốn từ Trung Quốc, ASEAN không mang lại hiệu ứng lan tỏa tốt so với nguồn vốn từ các quốc gia khác vì doanh nghiệp từ các khối nước này có xu hướng tận dụng lợi thế gần Việt nam nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước nhà.
TS. Phạm Thị Bích Ngọc, Khoa KTTM