Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Hiệu trưởng ĐH trẻ nhất Việt Nam: ‘Tôi chấp nhận thử thách, rủi ro’

PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy (37 tuổi) vừa được bổ nhiệm quyền hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen. Đây là hiệu trưởng ĐH trẻ nhất Việt Nam hiện nay.

PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy phát biểu nhận chức quyền hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen.

Bà Võ Thị Ngọc Thúy nguyên là phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM. Bà được công nhận phó giáo sư năm 34 tuổi và làm phó giám đốc sở năm 35 tuổi.

“Giáo dục vẫn đâu đó trong mình”

* Thưa bà, nhiều người thắc mắc khi đang là phó giám đốc sở, bà lại chọn làm việc ở trường ĐH?

– Tôi quan niệm làm ở đâu cũng là cống hiến cả. Trước đây tôi là giảng viên, còn quản lý ở ĐH là sự đóng góp gián tiếp. Khi tham gia HĐND TP.HCM, tôi cảm giác những ý kiến của mình được ghi nhận và là động lực để mình có trải nghiệm mới. Tôi học về du lịch, marketing, khoa học quản lý nên khi làm ở Sở Du lịch TP.HCM tôi cảm giác được làm chuyên môn, cống hiến trực tiếp. Đó là trải nghiệm tuyệt vời.

Qua hai năm, tôi cảm nhận những gì mình đang làm bắt đầu có những đột phá nhất định. Nhưng tôi cảm nhận giáo dục vẫn nằm đâu đó trong con người mình. Hơn nữa, yếu tố gia đình cũng có tác động rất lớn trong quyết định này. Suy cho cùng, cái gốc của người phụ nữ vẫn là gia đình, làm sao vừa cống hiến cho xã hội vừa cân bằng cuộc sống gia đình. 

Nếu không có yếu tố gia đình, có lẽ tôi sẽ tiếp tục làm một thời gian nữa để hoàn thành những dự án, tâm nguyện của mình với du lịch. Máu giáo dục nằm trong con người mình, khi có động cơ sẽ biến thành hành động.

* Nhưng tiếp tục ở sở biết đâu bà có thể được đề bạt lên những vị trí cao hơn. Bà có nuối tiếc không?

– Tôi yêu công việc ở sở và công việc đó đã cho tôi rất nhiều bài học kinh nghiệm. Tôi được đánh giá tốt nếu tiếp tục có thể được đề bạt lên những vị trí quan trọng hơn, có cơ hội đóng góp nhiều hơn. Nhưng khi đặt câu chuyện giữa gia đình và công việc, người phụ nữ thường nghiêng về gia đình. Khi quay lại giáo dục, tôi cũng có vị trí xã hội để có thể tiếp tục đóng góp cho TP lại vừa cân bằng cuộc sống gia đình. Tôi có quyết định nào, ở vị trí nào thì cũng phải mang lại hạnh phúc cho gia đình chứ không phải vị trí cho riêng mình.

Tôi không nuối tiếc vị trí phó giám đốc sở, chỉ tiếc những việc mình đặt nền tảng. Nếu tôi tiếp nữa thì sẽ cùng anh em “bùng” hơn nữa. Tuy nhiên, hiện tại tôi có đội ngũ giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia lớn nên có thể tiếp tục với vai trò chuyên gia. Tôi sẽ tiếp tục đóng góp cho TP ở một diện rộng hơn và tôi đang ở vị trí thuận lợi để làm điều đó.

* Bà nói giáo dục nằm trong máu nhưng bà đã từng từ bỏ nó để làm chính quyền, khi đó bà có đắn đo?

– Có chứ. Sự nghiệp giáo dục tôi đã theo đuổi mười mấy năm. Giáo dục là gốc của mình như đã nói. Ở đâu cũng có thể cống hiến được và tôi cho rằng khi về sở tôi có thể đóng góp trực tiếp bằng chuyên môn của mình. 

Tôi nhận lời về Sở Du lịch vì trước đó tôi đã tư vấn cho một số dự án của sở nên tôi nghĩ có thể đóng góp được cho sở, nhất là chuyên môn làm chiến lược và sản phẩm về truyền thông, quảng bá. Thực tế cũng đã có một số ghi nhận về sự thay đổi về bộ nhận diện thương hiệu du lịch TP. Trong đời, tôi từng phải đưa ra nhiều quyết định lớn và đó đều là những quyết định táo bạo.

* Táo bạo? Cụ thể thế nào, thưa bà?

– Lớp 3 tôi là liên đội trưởng, cấp III tham gia công tác ở tỉnh đoàn, chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế), ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam. Tôi đi Pháp học thạc sĩ thực hành, sau đó là thạc sĩ nghiên cứu. Hoàn thành thạc sĩ, tôi nhận được hai học bổng tiến sĩ nhưng quyết định bỏ không làm vì gia đình, để khởi nghiệp cùng chồng và tiếp tục dạy ở ĐH Huế. 

Tuy nhiên, sau đó trường gửi danh sách top 5 sinh viên tốt nhất được chọn thi tuyển vừa hợp đồng giảng dạy thỉnh giảng vừa làm tiến sĩ. Tôi đã bỏ hai học bổng tiến sĩ nhưng lần này có lẽ duyên đến nên tôi thi và trúng tuyển. Làm tiến sĩ xong, tôi và chồng về Huế tiếp tục dạy nhưng anh không còn thích nghi được ở đây nên nói tôi vào TP.HCM. Vậy là tôi bỏ hết ở Huế để vào TP.HCM, bắt đầu từ con số 0.

Mình phấn đấu từ nhỏ, ở Huế tôi cũng được quy hoạch rất tốt, không ai nghĩ tôi bỏ đi như vậy. Nhưng từ nền tảng đã có và vì ở đâu tôi cũng hết mình với đam mê và công việc nên từ con số 0 tôi có những bước tiến nhanh, trưởng bộ môn, chủ nhiệm chương trình ở Trường ĐH Kinh tế – luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). Sau đó, tôi được ĐH Quốc gia TP.HCM đề cử tham gia ứng cử đại biểu HĐND TP.HCM. Khi đó, tôi còn khá trẻ. Có lẽ TP phát hiện tôi từ công tác đại biểu của mình nên được điều về sở. Rồi từ sở, tôi lại về Trường ĐH Hoa Sen.

Dung hòa công tư

* Từ trước đến nay bà làm việc ở môi trường nhà nước, nay chuyển qua tư nhân bà thấy thế nào sau một tuần làm việc?

– Đây là thử thách lớn nhưng tôi nghĩ rằng tuổi trẻ là lợi thế, còn thời gian để trải nghiệm. Tôi đã có nhiều quyết định lớn và không hối tiếc. Bất kỳ trải nghiệm nào cũng cho tôi rất nhiều thứ. Hai năm làm ở Sở Du lịch tôi đã học được rất nhiều về kỹ năng quản trị, quản lý, hiểu tính hệ thống nên có thể vận dụng trong môi trường giáo dục tư thục.

Nhiều người nghĩ công – tư sẽ khác biệt rất nhiều. Nhưng trường tư cũng có tính hệ thống, tập đoàn – trường. Sở cần chủ trương của TP, trường có chủ trương của tập đoàn nhưng tính độc lập khá cao. Thầy cô trường tư linh hoạt, thích ứng khá nhanh. Tôi đang điều hành theo cách của mình trên cơ sở tiếp thu những cái tốt trước đây. Tính nguyên tắc ở môi trường công khiến nhiều người nghĩ khó áp dụng cho trường tư. Nhưng dân chủ, phản biện phải có nguyên tắc. Tôi dung hòa hai yếu tố này.

* Chỉ trong vòng bốn năm, Trường ĐH Hoa Sen đã thay bốn hiệu trưởng, bà là người thứ năm. Bà có cho rằng đây là áp lực, thử thách của một hiệu trưởng trẻ?

– Tôi chấp nhận thử thách đó. Tôi còn độ tuổi để trải nghiệm và muốn có thử thách mới. Có cái khó thì mới máu lửa để làm, êm đềm quá dễ ru tôi ngủ. Khát khao của Tập đoàn Nguyễn Hoàng là giáo dục chất lượng và tầm quốc tế. Đâu đó cần những con người máu lửa để biến khát khao thành hiện thực. Khát khao đó cũng chạm khát khao trong tôi. Bất kỳ sự thử thách nào cũng hấp dẫn nhưng cũng luôn tiềm ẩn rủi ro. 

Tôi chấp nhận rủi ro bởi nó xứng đáng với thời gian tôi trải nghiệm để có những bài học tiếp theo tôi hoàn thiện cho mình. Sau một tuần làm việc, áp lực đó không còn là của cá nhân tôi, rủi ro hay không rủi ro, mà lúc này mọi suy nghĩ của tôi là làm sao để ĐH Hoa Sen phát triển đúng tầm nhìn, phát triển những chất riêng vốn có ngày một mạnh, một trường ĐH chuẩn quốc tế, ĐH ứng dụng và đặc biệt thực sự chất lượng, chăm sóc sinh viên tốt hơn và cả cho hơn 500 con người giảng viên – nhân viên ở đây đang đặt niềm tin vào mình.

* Một trong những áp lực của hiệu trưởng trường tư là tuyển sinh. Đâu là giải pháp của bà?

– Hiệu trưởng ĐH tư phải biết dung hòa chất lượng đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh, tạo môi trường cho người học, người làm. Người học muốn chất lượng, người dạy cũng muốn có chất lượng, môi trường làm việc tốt, đảm bảo lợi ích cuộc sống. Do đó, phải tính toán đầu tư làm sao để trường ngày càng phát triển. Vì vậy, hiệu trưởng ĐH tư ngoài có phẩm chất giáo dục cũng phải là người biết đầu tư, vận hành bộ máy để tạo nguồn thu chăm lo đời sống người lao động, tái đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo…

Trường tư chưa được ghi nhận tương xứng

* Bà cảm nhận thế nào về đánh giá của xã hội về ĐH công – tư?

– Trường tư có đóng góp rất lớn cho xã hội, hệ thống giáo dục nhưng chưa được ghi nhận tương xứng, thậm chí phân biệt. Cần nhìn thấy sản phẩm cuối cùng, dù công hay tư đều là con người qua đào tạo và đào tạo phát triển đội ngũ làm công tác trồng người. Chất lượng đào tạo của trường tư cũng được cải thiện dần. Khối ĐH tư thục đang được đầu tư và quan tâm. Có những trường tư rất tốt ngày mỗi nâng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực, có những trường còn một số hạn chế, nhưng nhìn chung chất lượng trường tư đã được nâng lên rất nhiều. Nếu có sự động viên, ghi nhận thì chất lượng trường tư sẽ được nâng lên và xã hội hưởng lợi.

 

Độ tuổi không nói nên năng lực

PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy trong ngày nhận chức quyền hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen

* Là hiệu trưởng trẻ nhất, cảm giác của bà thế nào?

– Độ tuổi không nói lên tất cả năng lực, kỹ năng quản trị và khả năng đóng góp của mỗi người. Khi trẻ, khả năng tìm tòi, cầu thị học tốt hơn, chưa bằng lòng với những gì mình có. Đó là lợi thế. Tôi không phải đang ở độ cao nào quá lớn, không tự tạo ra các màng chắn cho mình. Tôi cho rằng thế mạnh của mình là quyết liệt, dám làm, trẻ và khiêm tốn để có thể tiếp thu, giúp tôi không áp đặt. Tôi có 14 năm làm giáo dục, nghiên cứu khoa học. Với những am hiểu của mình, tôi nghĩ đủ đưa ra những quyết định tạo sự đồng thuận, tự tin trong thuyết phục mọi người.

Nguồn: 

Facebook Youtube Tiktok Zalo