Hòa nhạc Piano Sings gây quỹ xây thư viện cho người dân tộc thiểu số vùng cao
Chương trình hòa nhạc Piano Sings – Springtime Keys (Tiếng dương cầm hát – Phím đàn thanh xuân) nhằm đưa âm nhạc kinh điển đến với công chúng và gây quỹ Phát triển thư viện dành cho người dân tộc thiểu số tại buôn làng Konrobang, tỉnh Kon Tum đã diễn ra thành công tại tàixỉu online (TP.HCM).
Xã hội phát triển dẫn đến nhiều thay đổi trong cuộc sống của chúng ta. Những phút giây thư giãn của con người dường như ít hơn, thay vào đấy là những hối hả, tất bật và sự lo toan. Và khi con người muốn giải trí, âm nhạc là loại hình thường được nghĩ đến nhiều nhất. Cùng với nhu cầu thưởng thức âm nhạc ngày một cao ấy, cách thức và sở thích của mỗi cá nhân khi nghe nhạc cũng dần dần khác biệt.
Việc phổ cập loại âm nhạc với giai điệu kinh điển nhưng dễ đi sâu vào lòng người, nâng cao thị hiếu âm nhạc của công chúng là một công trình nên làm, đòi hỏi nhiều tâm huyết của những người muốn xây dựng một nền âm nhạc lành mạnh cho đất nước thay vì chỉ kêu than về những “thảm họa” của nhạc Việt hiện nay. Loại hình âm nhạc kinh điển hay còn gọi là nhạc hàn lâm không có gì mới lạ. Có chăng là cách cảm nhận và suy nghĩ của mỗi người về nó. Thực tế công chúng yêu âm nhạc không đố kỵ hay xa rời loại âm nhạc này nhưng do người biểu diễn chưa tìm được phong cách trình diễn mới lạ, thu hút.
Vì vậy, để góp một phần khiêm tốn vào công cuộc nâng cao thị hiếu âm nhạc của công chúng, mới đây, tàixỉu online phối hợp cùng Trường Âm Nhạc B.A.C.H. tổ chức chương trình hòa nhạc mang tên Tiếng dương cầm hát – Phím đàn thanh xuân (Piano Sings – Springtime Keys) tại trụ sở chính của nhà trường (Quận 1, TP.HCM).
TS Đỗ Mạnh Cường, đại diện Tập đoàn Nguyễn Hoàng trao tặng kỷ niệm chương và hoa cho đại diện trường Đại học Hoa Sen và trường Âm nhạc B.A.C.H.
Ban tổ chức (BTC) chương trình lựa chọn cách phát triển phong cách biểu diễn piano vừa kinh điển, vừa cách tân, với mục đích dùng tiếng đàn piano làm bước đệm để mang dòng nhạc kinh điển đến với những ai thật sự yêu mến âm nhạc đích thực và với cả những người chưa biết nhiều về loại hình này. Đây cũng là một hoạt động nghệ thuật đỉnh cao chào đón một năm học mới 2019 – 2020 đến với giảng viên và tân sinh viên tàixỉu online , cũng như một sự khẳng định chất lượng đào tạo của Trường Âm Nhạc B.A.C.H. trong lĩnh vực âm nhạc.
Chương trình hòa nhạc thu hút đông đảo khán giả yêu âm nhạc đến thưởng thức
Trong chương trình hòa nhạc, 14 tiết mục đã được giới thiệu đến công chúng qua những tài năng của Trường Âm Nhạc B.A.C.H. vừa đoạt các giải quốc tế về piano tại Áo, Hà Lan, Hoa Kỳ và đã được mời biểu diễn tại Trường ĐH Âm nhạc Mozart (Salzburg), Nhà hát Concertgebouw (Amsterdam) và nhất là phòng hoà nhạc Carnegie Hall (New York). Chỉ trong một chương trình Piano Sings nhưng có đầy đủ các hình thức biểu diễn Piano, từ độc tấu, song tấu trên một đàn (duet), song tấu trên hai đàn (duo), tam tấu (trio) đến cả tứ tấu (quatro) với 4 nghệ sĩ trên hai đàn Piano đã gây ấn tượng với khán giả yêu âm nhạc. Cho đến nay, Viet Nam Harmonica Orchestra (hoạt động tại trường âm nhạc B.A.C.H) vẫn là dàn nhạc Harmonica duy nhất tại Việt Nam. Trong các tác phẩm của họ, harmonica được nâng cấp từ một nhạc cụ dùng trong sinh hoạt tiêu khiển ngoài trời thành một nhạc cụ chính quy của dàn nhạc. Hơn 25 cây kèn đã cùng với Piano, Double Bass trình diễn các tác phẩm khí nhạc chính quy như: Concerto For Harmonica (Michael Spivakovsky) và Pirates Of The Caribbean (Hans Zimmer).
Dàn nhạc Viet Nam Harmonica Orchestra thể hiện tác phẩm Pirates Of The Caribbean của Hans Zimmer, chuyển soạn: Hoàng Mạnh Hà.
Ngoài ra, chương trình có nhiều điểm nhấn đặc biệt như: Lần đầu tiên tại Việt Nam (kể từ khi được công diễn lần đầu vào năm 1989 cho đến nay), ca khúc Donde Voy (sáng tác: Tish Hinojosa) được trình giới thiệu đến khán giả qua hình thức hợp xướng và lời Việt “Sẽ về đâu?” do nhạc trưởng Nguyễn Bách biên soạn và phần trình bày của Ban hợp xướng Suối Việt.
Nhạc trưởng Nguyễn Bách cùng Ban hợp xướng Suối Việt biểu diễn.
Lần đầu tiên trong chương trình, Sakura – một bài hát dân ca của Nhật Bản miêu tả mùa xuân lúc hoa anh đào nở được trình diễn như một tác phẩm khí nhạc; Tác phẩm kinh điển quen thuộc Turkish March – chương III của một trong những bản sonata nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc người Áo – Wolfgang Amadeus Mozart được trình diễn độc đáo với 6 tay đàn trên một piano, khác với hình thức thường gặp là độc tấu hoặc song tấu; Ca khúc “Thu Vàng” của Cung Tiến được trình bày khác lạ với phần phối nhạc của Nguyễn Bách cho cây đàn accordion và piano. Đàn accordion đã từ lâu vắng bóng trên các sân khấu nghệ thuật nhưng qua các chương trình Piano Sings, nó đã được làm sống lại với diện mạo mới khi kết hợp cùng Piano.
Đàn accordion được làm sống lại với diện mạo mới khi kết hợp cùng Piano (Phạm Đan Quế – Accordion và Nguyễn Thị Kim Ngân -Piano)
Số tiền thu được trong chương trình, sau khi trừ kinh phí tổ chức, BTC gửi đến Quỹ hỗ trợ thành lập Thư viện dành cho người dân tộc thiểu số tại buôn làng Konrobang (Tỉnh Kon Tum). Đây là lần thứ 8 (Kể từ năm 2009) chương trình âm nhạc mang tên Piano Sings kinh điển nhưng với phong cách trình diễn mới lạ, độc đáo nhằm đưa nghệ thuật âm nhạc đích thực đến gần hơn với công chúng yêu nhạc và cũng là dịp kỷ niệm 10 năm ra đời của chương trình.
Ban tổ chức tặng hoa cho các nghệ sĩ biểu diễn trong chương trình.