Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Hoàng Sa, Trường Sa vào đề thi

Không những mang tính thời sự mà đề thi lịch sử ĐH, CĐ trong đợt 2 còn vô cùng ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay.

Ý thức toàn vẹn lãnh thổ

Hết sức xúc động, ông Vũ Quốc Lịch – giáo viên địa lý Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, thốt lên: “Vô cùng ý nghĩa!”. Ông Lịch phân tích: “Các địa danh anh hùng của Việt Nam lại được cất lên: Cồn Cỏ, Vân Đồn, Trường Sa, Hoàng Sa. Trong bối cảnh an ninh biển Đông rất phức tạp, và khi Trung Quốc công bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thì các địa danh Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam được vang lên trong đề thi thật vô cùng ý nghĩa”.

 Hoàng Sa, Trường Sa vào đề thi - Thí sinh thích thú với đề thi đề cập đến những vấn đề thiết thực - nd
Thí sinh thích thú với đề thi đề cập đến những vấn đề thiết thực – Ảnh: Ngọc Thắng

“Trong bối cảnh an ninh biển Đông rất phức tạp, và khi Trung Quốc công bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” thì các địa danh Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam được vang lên trong đề thi thật vô cùng ý nghĩa”.
    

Vũ Quốc Lịch
Giáo viên địa lý Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam

Ông Lịch còn cho hay: “Trước đó, ở kỳ thi tốt nghiệp THPT, một trong các câu hỏi trong đề thi môn địa lý đặt vấn đề việc đánh bắt xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng cũng đã được đánh giá là một câu hỏi hay, có tính thời sự tích cực. Từ việc ra đề trong những kỳ thi quan trọng như vậy, chúng tôi mong rằng việc giáo dục cho các thế hệ học sinh ý thức về chủ quyền quốc gia, lãnh thổ, lãnh hải, chủ quyền về biển theo luật định sẽ được tăng cường và dành một thời lượng thích đáng hơn nữa trong nội dung chương trình – sách giáo khoa phổ thông”.

 

 

 

 

 

Nhận xét về việc lần đầu tiên đưa địa danh Hoàng Sa vào đề thi, nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần nói: “Đề thi này là sự tương đồng, gặp gỡ giữa phương diện chuyên môn và chính trị. Tuy cách hỏi của đề đơn giản nhưng phương diện chính trị có ý khẳng định rất lớn chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Như vậy, đề hay ở chỗ đáp ứng được yêu cầu chính trị hiện nay, góp phần nâng cao nhận thức của giới trẻ về vấn đề chủ quyền biển, đảo”.

Gieo vào giới trẻ lòng yêu nước

Kết thúc buổi thi cuối, TS thi môn địa tỏ ra rất phấn khởi do vừa làm bài rất tốt vừa thích thú với đề thi.

Nhiều TS nhận định, đề thi không quá khó nên có thể đạt điểm cao. Đặc biệt, câu 4.a hỏi như là để khẳng định chủ quyền các huyện đảo của nước ta mang đậm tính thời sự.

 

 

 

 

 

“Hàm ý câu hỏi nhằm đưa ra thông điệp với thí sinh: Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, Trường Sa thuộc Khánh Hòa”.

Nguyễn Văn Dưỡng
Thí sinh thi vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM

Huy Hoàng (Q.3, TP.HCM) cho biết: “Em chắc sẽ đạt từ 7 điểm trở lên. Em thích nhất là câu về các huyện đảo. Trước khi đi thi, em dự đoán đề sẽ ra ở phần biển đảo. Chính vì vậy mà em học rất kỹ bài cuối cùng của môn địa lớp 12 (Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo và quần đảo). Còn TS Võ Thị Ngọc Bích (Đắk Lắk) hồ hởi: “Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông thường thông tin về vấn đề các đảo Trường Sa và Hoàng Sa nên khi học đến bài cuối cùng môn địa lớp 12, em càng thấy hứng thú. Chắc chắn em đạt trọn 2 điểm câu này”. Phan Thị Lương Duyên – TS thi tại hội đồng thi Trường Trần Hưng Đạo (Đà Nẵng) nhận xét: “Đề thi nhấn mạnh trọng tâm phân tích các vùng kinh tế trọng điểm, em rất thích. Đặc biệt, đề có tính phân loại ở chỗ, nếu muốn làm bài tốt, TS vừa phải có kiến thức, vừa có kỹ năng phân tích, tổng hợp để có thể kết hợp các vấn đề với nhau”.

Nói về ý nghĩa của cách ra đề thi như thế này, nhiều TS cho rằng, đề thi địa đã gieo vào lòng TS về tinh thần yêu nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. “Có thể thấy, hàm ý câu hỏi nhằm đưa ra thông điệp với TS: Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, Trường Sa thuộc Khánh Hòa”, TS Nguyễn Văn Dưỡng thi vào Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM nhấn mạnh. Còn TS Nguyễn Thị Đào (Lâm Đồng) cho biết: “Đề tốt nghiệp và đề ĐH môn địa đều cho ra nội dung nằm ở vấn đề biển đảo. Theo em thì đề ra như vậy là rất cần thiết, tạo hứng thú làm bài và ý thức cho chúng em về vấn đề của quốc gia”.

Câu 4.a đề thi

Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi sinh vật biển. Các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Vân Đồn, Cồn Cỏ thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào?

 

Thí sinh có thể bình luận về đề thi

Tại buổi họp báo do Bộ GD-ĐT tổ chức vào chiều tối hôm qua, nhiều phóng viên đặt câu hỏi với đề thi môn văn. Một phóng viên phản ánh: “Đề cho rằng mê muội thần tượng là thảm họa đã bị cộng đồng mạng “ném đá” và đánh giá đây là quan điểm lệch lạc. Mê muội thần tượng có phải là thảm họa không?”. Ông Trần Văn Nghĩa – Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, cho biết: “Đề thi mở thì nội dung đó đúng hay sai không quan trọng. TS có thể bình luận là không đúng nhưng phải có lập luận và đưa ra được chứng cứ. Đề thi nhằm khuyến khích những bài giải khác đáp án nhưng phải có đầy đủ lý lẽ thì vẫn được cho điểm”. Ông Nghĩa cũng cho biết: “Hướng ra đề mở đã được xác định từ nhiều năm nay và sẽ tiếp tục phát huy để tránh học sinh học vẹt, học tủ. Môn xã hội gắn với các vấn đề xã hội và đặc biệt là các vấn đề nóng. Những vấn đề học sinh quan tâm sẽ được ra đề”.
Trả lời câu hỏi: “Đề thi được ra bởi các thầy cô ở một thế hệ khác, được nhìn dưới lăng kính của thầy cô thì có phù hợp với thế hệ học sinh hiện nay hay không?”, ông Trần Văn Nghĩa khẳng định: “Quan điểm chung của Bộ là đề thi bám sát chương trình phổ thông, chủ yếu lớp 12. Các vấn đề không phải do các thầy nghĩ ra nên sẽ phù hợp với năng lực học sinh”.

321 TS vi phạm kỷ luật

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT về 2 đợt thi, cả nước có 321 TS bị xử lý kỷ luật, trong đó khiển trách 44; cảnh cáo 13; đình chỉ 253; đến muộn không được dự thi 11. Tổng số cán bộ tham gia công tác thi bị xử lý kỷ luật là 9 trong đó khiển trách 5, cảnh cáo 1 và đình chỉ 3.

Vũ Thơ

 

Theo T.Nguyễn – M.Luân – H.Ánh – D.Hiền

Nguồn: Báo Thanh Niên, ngày  11 tháng 7 năm 2012

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo