HSU trao đổi và làm việc nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
Ngày 14/1/2021 vừa qua, nhận được lời mời từ Khoa Luật HSU, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ trực (VIPRI) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có buổi làm việc với trường Đại học Hoa Sen (HSU) trong khuôn khổ tìm hiểu và thúc đẩy các cơ hội hợp tác về sở hữu trí tuệ trong trường đại học.
Tham dự buổi làm việc, về phía Viện Khoa học sở hữu trí tuệ có TS.Tạ Quang Minh, Viện trưởng và ThS. Bùi Tiến Quyết – Trưởng VPĐD tại TP. HCM, Trưởng phòng Đào tạo – Thông tin. Tiếp đón đoàn, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện- Hiệu trưởng kiêm trưởng Khoa Luật đã chào đón đại diện của VIPRI và hoan nghênh cơ hội hợp tác giữa HSU và VIPRI về sở hữu trí tuệ.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện – Hiệu Trưởng trường Đại Học Hoa Sen, kiêm trưởng Khoa Luật (thứ 3, từ trái qua) trong buổi gặp gỡ với Viện Khoa học sở hữu trí tuệ.
Trong nội dung cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện cam kết sự phối hợp giữa Khoa Luật HSU và VIPRI trong việc tổ chức các chuyên đề, hội thảo khoa học chất lượng cao về sở hữu trí tuệ và đảm bảo việc thực thi, tuân thủ các quy chế, quy định về sở hữu trí tuệ. Về phía VIPRI, TS.Tạ Quang Minh, Viện trưởng VIPRI cũng cam kết dành cho HSU nói chung và khoa Luật nói riêng sự hỗ trợ đặc biệt trong vai trò đối tác chiến lược thông qua các khóa tập huấn, đào tạo ngắn hạn về sở hữu tài sản trí tuệ, nhận sinh viên thực tập của Khoa Luật về đề tài sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực liên quan.
TS. Tạ Quang Minh, Viện trưởng Viện khoa học sở hữu trí tuệ (mặc áo vest xám).
Buổi làm việc kết thúc thành công tốt đẹp, mở ra nhiều dự định hợp tác mới. Đây cũng là tiền đề tiến tới việc ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện (MOU) giữa nhà trường và Viện , nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của khoa Luật nói riêng và của cả nhà trường nói chung.
Sở hữu trí tuệ là đề tài được đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây, cùng với việc Việt Nam gia nhập sân chơi quốc tế trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa và kỷ nguyên công nghệ số 4.0. Đặc biệt, sở hữu trí tuệ cùng với luật sở hữu trí tuệ cũng là nội dung chuyên sâu được đưa vào giảng dạy trong hai chuyên ngành của là Luật Kinh doanh số và Luật Thương mại quốc tế nhằm góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ Cử nhân Luật tương lai.