Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Khám phá thuốc chữa sốt rét Artemisinin: ứng viên Nobel y học 2012

Thông thường phải đến tháng 10 các giải Nobel mới được công bố. Tuy nhiên, từ cuối năm qua đã có không ít đồn đoán rằng giải Nobel Y học năm nay sẽ trao cho người có công tìm ra artemisinin, loại thuốc chữa sốt rét đã cứu hàng triệu người khắp thế giới. Sự ra đời của loại thuốc này từ ngày đầu tiên cho đến khi được thế giới công nhận là một câu chuyện ly kỳ, vì bắt nguồn từ cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam và có sự đóng góp của giới khoa học nước ta. Nhân ngày Sốt rét thế giới (25.4), xin điểm lại sự kiện y khoa này bằng loạt bài sau.

BÀI 1: Dự án tuyệt mật 523

SGTT.VN – Trong thế kỷ 21, sốt rét dường như bị che khuất bởi những dịch bệnh thời thượng như AIDS, SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, nhưng nếu biết rằng cho đến nay mỗi năm có khoảng 250 triệu người khắp thế giới mắc bệnh và hơn 1 triệu người chết vì sốt rét, thì bất kỳ ai cũng phải giật mình.

Thanh hao hoa vàng, còn được gọi là thanh cao hoa vàng, thanh hao, thanh cao, thảo cao, ngải si, ngải hôi, ngải đắng… Ảnh: TL

Theo nhiều tài liệu, trong cuộc chiến chống Mỹ những năm 60 thế kỷ 20, bộ đội Việt Nam bị sốt rét tấn công rất dữ dội. GS Zhou Yiqing, nhà khoa học Trung Quốc từng sang Việt Nam thời đó để nghiên cứu về sốt rét, hồi tưởng: “Dọc đường mòn Hồ Chí Minh là những trận mưa bom dữ dội của lực lượng Hoa Kỳ đổ xuống và tôi đã chứng kiến sốt rét làm tiêu hao một nửa sức mạnh chiến đấu của bộ đội Việt Nam, thậm chí giảm đến 90% sức mạnh một khi binh lính bị lên cơn sốt rét. Khi đó, ngoài chiến trường bộ đội thường nói: “Chúng tôi không sợ đế quốc Mỹ mà chỉ sợ bệnh sốt rét”, cho dù sự thật là căn bệnh này gây thiệt hại cho cả hai bên”. Sốt rét khủng khiếp như thế vì theo giới y học, ký sinh trùng sốt rét đã kháng với chloroquine, loại thuốc chữa sốt rét phổ biến thời đó.

Trước tình hình này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nhờ Trung Quốc nghiên cứu tìm ra một loại thuốc chữa sốt rét hữu hiệu. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Cell năm qua, hai tác giả Louis H. Miller và Xinzhuan Su của viện Dị ứng và bệnh nhiễm trùng quốc gia Hoa Kỳ, viết: “Chính phủ Trung Quốc đã họp tại Bắc Kinh ngày 23.5.1967 để tìm kiếm một loại thuốc chữa sốt rét hữu hiệu. Kết quả là một chương trình nghiên cứu sốt rét tuyệt mật cấp quốc gia ra đời, gọi là Dự án 523, quy tụ hơn 500 nhà khoa học thuộc 60 phòng thí nghiệm khác nhau”.

Là một thành viên trong nhóm nghiên cứu, GS Zhou Yiqing nói: “Chúng tôi được chia thành hai nhóm, một nhóm theo đuổi chế tạo thuốc từ các chất hoá học, một nhóm đi vào hướng y học cổ truyền. Trong nhóm sau, các chuyên gia xem xét một loạt những cây cỏ được lưu truyền trong dân gian hoặc ghi chép trong y văn cổ có tác dụng chữa sốt rét. Chúng tôi chia nhau đến tận các làng bản xa xôi để hỏi người dân về những bài thuốc bí mật chữa sốt bằng thảo dược. Cuối cùng cây thanh hao hoa vàng (tên Latinh là Artemisia annua) được “chọn mặt gửi vàng” để tập trung nghiên cứu sâu hơn”.

Ra đời trong vất vả và tranh cãi

Tác dụng cắt sốt của thanh hao hoa vàng được ghi nhận trong những cổ mộ thời Hán và được dân gian nước này công nhận qua nhiều thế kỷ. Năm 340, lần đầu tiên cây thuốc này được Cát Hồng, một danh y thời Đông Tấn, mô tả có tác dụng chữa sốt rét.

Trong các phòng thí nghiệm của Dự án 523, chiết xuất của thanh hao hoa vàng tiêu diệt được ký sinh trùng sốt rét trên chuột, nhưng các nhà nghiên cứu muốn biết nhiều hơn: hoạt chất nào đã làm điều này? Trong tự nhiên, cây trồng nào có nhiều hoạt chất đó nhất? Liệu hoạt chất đó có băng qua hàng rào máu – não để chữa trị được bệnh sốt rét thể não? Hoạt chất có tác dụng dưới dạng toạ dược, thuốc uống và thuốc tiêm tĩnh mạch hay không?

Hàng loạt câu hỏi được đặt ra, và cũng như nhiều phát minh khác, phải sau 190 lần thất bại, cuối cùng nhóm của GS Tu Youyou mới biết rằng nhiệt độ cao đã phá huỷ các thành phần trong thanh hao hoa vàng, vì thế cần chiết xuất với nhiệt độ thấp. Cần nói thêm, GS Tu Youyou là người được chỉ định đứng đầu Dự án 523 vào đầu năm 1969.

Ngày 4.10.1971, Tu và cộng sự đã chiết xuất được một thành phần trị sốt rét có hiệu quả 100% trên khỉ và chuột. Ngay lập tức, các nhà khoa học đi đến những vùng có dịch sốt rét hoành hành ở Nam Trung Quốc để thử

Tháng 9.2011, GS Tu Youyou (ảnh) đã được quỹ Lasker của Mỹ trao tặng giải Nghiên cứu y học lâm sàng Lasker DeBakey. Đây là một phần thưởng danh giá được mệnh danh giải “Nobel Hoa Kỳ”, vì từ ngày thành lập vào năm 1945 đến nay, 81 người đoạt giải này đã giành giải Nobel sau đó, trong đó có 29 người trong hai thập kỷ qua. Trong lời mở đầu bài diễn văn chúc mừng GS Tu, lúc này đã 81 tuổi, ban tổ chức nói: “Trong lịch sử y học lâm sàng, chúng ta không thường xuyên có được một khám phá đã làm dịu nỗi đau và tai hoạ cho hàng trăm triệu người cũng như cứu sống vô số người, đặc biệt là trẻ em, ở hơn 100 quốc gia”.

nghiệm trên người. Kết quả cho thấy chất này tốt hơn chloroquine rất nhiều. Năm 1972, Tu báo cáo kết quả thử nghiệm trong một hội nghị quốc gia về Dự án 523 và được đánh giá là đi đúng hướng. Cũng trong năm này, nhóm của GS Tu nhận diện được một loại tinh thể không màu được xem là hoạt chất chính. Họ gọi nó là Qinghaosu, nghĩa là “thành phần cơ bản của Qinghao (thanh hao hoa vàng)” mà ngày nay thế giới gọi là artemisinin.

Nhưng dù GS Tu thành công, mọi chuyện cũng đi vào quên lãng vì Dự án 523 là bí mật quốc gia. Artemisinin tinh chế được chuyển đến chiến trường Việt Nam để hỗ trợ bộ đội Việt Nam chống sốt rét. Mặt khác, lúc đó tại Trung Quốc vẫn còn là thời kỳ Cách mạng văn hoá (1966 – 1976), với hàng triệu trí thức bị xử tội và không có một kênh chính thống nào để công bố nghiên cứu.

Nhưng cho đến nay, người góp phần lớn nhất cho việc tìm ra artemisinin vẫn là một chủ đề tranh cãi. Theo Zhiguo Xu và Hepeng Jia, sau khi nguồn tin GS Tu Youyou chiết xuất thành công hoạt chất trị sốt rét từ thanh hao hoa vàng lan đi, nhiều nhóm nghiên cứu độc lập khác thuộc Dự án 523 cho biết họ cũng thành công trong chiết xuất hoạt chất theo những cách khác nhau, thậm chí một số hoạt chất còn có độ tinh luyện cao hơn và hiệu quả điều trị tốt hơn Qinghaosu. Mặt khác, viện Y học cổ truyền Trung Quốc (nay là viện Hàn lâm khoa học y học Trung Quốc), nơi GS Tu làm việc, đã không thể chiết xuất đại trà artemisinin. Thế nhưng theo nhà thần kinh học Rao Yi, khoa trưởng trường Khoa học đời sống thuộc đại học Bắc Kinh và nghiên cứu lịch sử artemisinin trong nhiều năm, mặc dù nhiều nhà khoa học cũng góp phần nhất định trong khám phá, thế nhưng cách thức chiết xuất hoạt chất mà GS Tu đề xuất được xem là bước ngoặt quan trọng trong việc tìm ra artemisinin.

BÀI 2: Một nhà khoa học Anh kiên cường

SGTT.VN – GS Tu Youyou có công chiết xuất thành công hoạt chất trị sốt rét từ thanh hao hoa vàng. Tuy nhiên, nếu không có sự đóng góp của cộng đồng khoa học thế giới, nổi bật là GS Nick White, có lẽ vũ khí lợi hại để ngăn chặn thảm hoạ sốt rét này phải mất một thời gian lâu hơn mới được sử dụng chính thức.

Sinh ra để nghiên cứu sốt rét

Học sinh châu Phi trong ngày Chống sốt rét của châu lục này. Ảnh: TL

Bức xúc vì sự thờ ơ với những bằng chứng rõ ràng về tác dụng điều trị sốt rét của artemisinin, GS Nick White – người gắn bó gần cả đời với bệnh sốt rét – có lần tự hỏi: “Nhiều nhà khoa học đã dùng chính cơ thể mình để thực nghiệm, tại sao tôi không làm được?” Nick White muốn mắc bệnh sốt rét rồi dùng artemisinin tự chữa cho mình!

Chào đời ở Anh, sau khi tốt nghiệp đại học London ngành dược vào năm 1971, Nick White tiếp tục nghiên cứu trong các lĩnh vực bệnh học, dược ứng dụng và điều trị. Năm 1979, cơ duyên đưa ông đến Thái Lan làm việc cho chương trình nghiên cứu Y học nhiệt đới của đại học Oxford. Lúc này, ông và đồng nghiệp tình cờ đọc được một nghiên cứu khoa học của Trung Quốc về thanh hao hoa vàng trị sốt rét. Tò mò với loại thảo dược phương Đông, ông tìm hiểu rồi sau đó tiến hành nhiều nghiên cứu diện rộng và chi tiết trên bệnh nhân. Càng nghiên cứu, Nick White và đồng nghiệp càng thừa nhận rằng artemisinin hiệu quả hơn ký ninh trong điều trị sốt rét.

Tuy nhiên, artemisinin không phải không có nhược điểm. Người ta thấy rằng nếu chỉ sử dụng artemisinin dưới bảy ngày, nguy cơ tái phát sốt rét rất cao (50%) và lâu dài có thể dẫn đến lờn thuốc. Giải pháp đặt ra là phải kết hợp artemisinin với một loại thuốc khác. Nick White và đồng nghiệp đã thành công khi phối hợp artemisinin với mefloquine, trong khi thuốc đầu tác dụng nhanh và đào thải nhanh khỏi cơ thể thì thuốc sau tác dụng chậm, giúp quét hết ký sinh trùng sốt rét còn lại trong máu.

Là giáo sư y học nhiệt đới của đại học Mahidol (Thái Lan) và đại học Oxford (Anh), Nick White quan tâm đến các bệnh nhiệt đới nặng như thương hàn, sốt xuất huyết, bạch hầu, viêm màng não, nhưng quan tâm đặc biệt nhất của ông vẫn là sốt rét. Ông nghiên cứu nhiều về dược lâm sàng các thuốc chống sốt rét, sinh lý bệnh và điều trị sốt rét thể nặng, sốt rét ở thai phụ. Từ năm 1986 – 2001, ông trở thành giám đốc chương trình nghiên cứu Y học nhiệt đới Oxford, ngành Y học nhiệt đới, đại học Mahidol – Thái Lan. Năm 1991, ông là một trong những người thành lập đơn vị nghiên cứu lâm sàng đại học Oxford và Wellcome Trust, nằm trong bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Hiện tại ông đứng đầu chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của Wellcome Trust, gồm bộ ba quốc gia Thái Lan, Việt Nam, Lào, đóng góp rất nhiều trong nghiên cứu điều trị và phòng chống sốt rét.

Chiến đấu vì người nghèo

Nick White luôn dành một vị trí quan trọng cho đối tượng người nghèo và trẻ em. Trong một công trình nghiên cứu có tính bước ngoặt vào năm 2005, ông và cộng sự chứng minh artesunate – một dẫn xuất của artemisinin – có thể làm giảm tỷ lệ tử vong của sốt rét thể nặng đến hơn 1/3. Kết quả ngoạn mục này dẫn đến sự thay đổi trong phác đồ điều trị cho người lớn, nhưng lại không được ứng dụng cho trẻ em, đối tượng chiếm 1/5 số ca tử vong hàng năm vì sốt rét. Ông lại tiếp tục làm việc. Tháng 11.2010, công trình nghiên cứu của ông đăng trên Lancet cho thấy artemisinin cũng hiệu quả trong việc giảm tử vong ở trẻ em. Trong 5.000 trẻ em châu Phi bị sốt rét, một nửa dùng artesunate và một nửa dùng ký ninh, kết quả trong nhóm đầu có 230 trẻ tử vong, còn nhóm sau là 297 trẻ. Sự khác nhau ở đây là 22%, không ngoạn mục như ở người lớn (khác biệt 35%), nhưng điều đáng nói là trẻ không bị hôn mê nặng, co giật hay hạ đường huyết đe doạ cuộc sống. Nhờ bằng chứng này mà WHO đề nghị sử dụng artesunate truyền tĩnh mạch như loại thuốc hàng đầu trong điều trị sốt rét nặng của trẻ em.

…………………………………….

(Nguồn:diễn đàn) 

Facebook Youtube Tiktok Zalo