Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Khan hiếm nhân sự công nghệ thông tin

Cuối năm 2018, thiếu 70.000 nhân lực và đến năm 2020 thiếu 500.000 nhân lực công nghệ thông tin (CNTT), Vietnamworks dự báo.

“Thị trường nguồn nhân lực CNTT Việt Nam hiện nay có thể nói là khan hiếm rất trầm trọng. Đó là thách thức giữa cung và cầu của các cơ sở đào tạo. Để đáp ứng được thị trường hiện nay, đòi hỏi cả 2 yếu tố: số lượng nhân sự gia tăng và chất lượng cũng phải gia tăng” , PGS.TS Trần Đan Thư – Hiệu Trưởng trường Đại học Hoa Sen nhận định trong chương trình “Khan hiếm nhân sự công nghệ thông tin” phát sóng trên kênh HTV9 tối 18/9/2018.

 

PGS.TS Trần Đan Thư – Hiệu Trưởng trường Đại học Hoa Sen trả lời phỏng vấn trên truyền hình HTV9.

Theo các chuyên gia, để giải được bài toán cung – cầu này đòi hỏi cả hai yếu tố số lượng và chất lượng đang là vấn đề khó đối với các cơ sở đào tạo nhân lực CNTT, nhưng chịu áp lực trực tiếp là các đối tượng sử dụng nguồn nhân lực đó – các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp CNTT.

Trên thực tế, CNTT đang có mặt ở khắp các ngõ ngách của cuộc sống. Điều này đẩy nhu cầu về nhân lực CNTT chất lượng cao ngày càng khan hiếm, dẫn đến tình trạng cạnh tranh nhân sự CNTT ngày càng khốc liệt trên thị trường lao động. Vì vậy, việc tuyển dụng nhân sự CNTT cũng là một cuộc chiến cam go.

Khan hiếm nhân lực là một vấn đề, nhưng kỹ năng sau đào tạo cũng là một rào cản lớn giữa kết nối cung – cầu nhân sự CNTT. Hiện ở Việt Nam, các trường Cao đẳng, Đại học đào tạo mỗi năm khoảng 10.000 cử nhân, kỹ sư CNTT nhưng không phải tất cả đều thuyết phục được các nhà tuyển dụng để tìm được việc làm phù hợp. Nguyên nhân được đưa ra là do chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

“Đó là thách thức của trường chúng tôi nói riêng và các cơ sở đào tạo nói chung. Sự đào tạo phải gắn kết với trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp, qua các đợt thực hành tốt nghiệp để có được kiến thức tốt nhất cho sinh viên có thể bắt tay ngay vào làm việc sớm nhất khi vào công ty”, PGS.TS Trần Đan Thư cho biết.

Tại trường Đại học Hoa Sen, thực học – thực làm là một triết lý hàng đầu và nhà trường tiên phong trong đào tạo xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành, sinh viên có 2 kỳ thực tập tại các doanh nghiệp. Nhờ đó, trong suốt hơn 10 năm qua, tỷ lệ sinh viên trường Đại học Hoa Sen có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp là trên 80% có khóa đạt trên 93%. Nhiều cựu SV trường ĐH Hoa Sen hiện đã thành đạt và làm việc tại các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế.

Facebook Youtube Tiktok Zalo