Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen
VI EN

CHUYÊN ĐÊ SỐ 10

Chiều thứ 5 tuần vừa qua, ngày 31/12/2020 lúc 2PM – 4PM tại Phòng 507 NVT là buổi sinh hoạt chuyên đề của hai Tiến sĩ Khoa Kinh tế – Quản Trị (viết tắt Khoa KTQT) là TS. Nguyễn Thị Phương Nhung và TS. Lâm Thanh Phi Quỳnh.

Thứ nhất, TS. Nguyễn Thị Phương Nhung chia sẻ về hai mô hình tự hồi qui VAR (Vector Autoregression) và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Mechanism) áp dụng cho phân tích dữ liệu chuỗi dữ liệu thời gian có thể viết các bài nghiên cứu vĩ mô, thị trường chứng khoán, quan hệ kết nối dự đoán tác động ngắn hạn và dài hạn. Mô hình ECM thể hiện không chỉ tác động ngắn hạn mà còn dài hạn với tác động cân bằng trong dài hạn. Đây có thể là một trong các lưa chọn thích hợp khi phân tích dữ liệu chuỗi thời gian cần quan tâm đến tính dừng của chuỗi dữ liệu, đồng liên kết, phương trình đồng liên kết giúp xác định mối quan hệ trong dài hạn và hệ số điều chỉnh sai số cho biết bao nhiêu sự điều chỉnh đến sự cân bằng xảy ra ở mỗi giai đoạn và bao nhiêu sai số cân bằng được điều chỉnh đúng. Phương Pháp này cũng được áp dụng  cho đề tài nghiên cứu đề tài khoa học cấp trường với đầu ra là hai bài báo quốc tế hạng Q3 và Q4 trong năm học 2020-2021 của TS. Nguyễn Thị Phương Nhung  cùng cá cộng sự trong Khoa KTQT gồm : nghiên cứu thứ nhất là “Thị trường chứng khoán và tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia Châu Á” và nghiên cứu thứ hai là “Tác động của thanh toán internet và điện tử, thương mại và nguồn lực con người đối với tăng trưởng kinh tế”..

Thứ hai, TS. Lâm Thanh Phi Quỳnh chia sẻ về mô hình hồi quy Ordered Logit/Ordered Probit ứng dụng trong các nghiên cứu có biến phụ thuộc dạng thang đo Likert, có thể ứng dụng vào các nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh hay Marketing để nghiên cứu mức độ hài lòng hay cảm nhận của các đối tượng quan sát, cụ thể nó rất phù hợp để phản ánh mức độ khác biệt giữa cảm nhận “hoàn toàn đồng ý” và “rất đồng ý” với khác biệt giữa cảm nhận “phân vân” và “đồng ý” hoặc ứng dụng trong các nghiên cứu liên quan đến mức xếp hạng tín nhiệm. Phương pháp này cũng được TS. Lâm Thanh Phi Quỳnh ứng dụng trong nghiên cứu:” Xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm một số nước ASEAN “trong năm học 2020-2021 với đầu ra bài báo quốc tế hạng Q4.

                                         Buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề số 10 của GVNV Khoa Kinh tế & Quản trị

Cuối cùng, buổi sinh hoạt chuyên đề thu hút nhiều giảng viên trẻ, những nghiên cứu sinh, những nhà nghiên cứu đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cho Khoa KTQT. Là một Khoa lớn nhất trong trường Đại học Hoa Sen, Khoa KTQT luôn tiên phong với công trình nghiên cứu và bài báo quốc tế đạt thứ hạng cao. Buổi sinh hoạt chuyên đề là hoạt động định kì nằm trong chuỗi hoạt động học thuật hàng tuần được tổ chức tại Khoa. Buổi sinh hoạt là nơi các giảng viên trong Khoa chia sẻ về các công trình đang nghiên cứu, các kiến thức kinh tế, tài chính, quản trị, marketing, kế toán, hệ thống thông tin quản lý, ngoại thương… mới được cập nhật đồng thời qua sinh hoạt chuyên đề gợi ra nhiều đề tài nghiên cứu hay, không chỉ nhằm mục đích đào tạo phương pháp nghiên cứu khoa học, còn hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ hoàn thành luận án của mình để tốt nghiệp ra trường, và các nghiên cứu viên kì cựu tại Khoa nhằm truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu. Buổi sinh hoạt chuyên đề là cầu nối cho các giảng viên Khoa KTQT có thể đóng góp những nghiên cứu, bài báo quốc tế đạt thứ hạng cao, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Khoa KTQT.

TS. Nguyễn Thị Phương Nhung và TS. Lâm Thanh Phi Quỳnh

Facebook Youtube Tiktok Zalo