Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Một ngày và 35 năm

Một ngày đầu tháng 7 năm 1971, Henry Kissinger – bấy giờ là cố vấn an ninh quốc gia bên cạnh Tổng thống Hoa Kỳ, bí mật đáp phi cơ đi Trung Quốc nhằm chuẩn bị cho việc khai thông quan hệ Trung – Mỹ. Ngoại giao bóng bàn trước đó đã dẫn đến chuyến đi này của ông ta. Tới Pakistan, để giữ bí mật, ông ta cáo bệnh, lui về nơi nghỉ của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lên phi cơ bay thẳng tới Bắc Kinh.

Mối quan hệ mang tính thù địch giữa TQ và Hoa Kỳ đã kéo dài trên 20 năm. Quân đội hai nước đã từng đối đầu nhau tại chiến trường Triều Tiên đẫm máu. Thập kỷ sáu mươi, với cuộc cách mạng văn hóa long trời lở đất làm đất nước TQ kiệt quệ; lại thêm mâu thuẫn với Liên Xô và Hoa Kỳ, căng thẳng với Đài Loan, có thể nói vị thế của TQ yếu đi trông thấy. Chính vì vậy, Mao Trạch Đông quyết định đột phá quan hệ với Hoa Kỳ.

Trở ngại của quan hệ Trung – Mỹ chủ yếu ở hai điểm: Sự khác biệt về chế độ xã hội và vấn đề Đài Loan. So sánh lực lượng chính trị nội bộ TQ, thái độ đối với vấn đề Đài Loan và mối quan hệ Trung – Xô sẽ quyết định chiều hướng phát triển của mối quan hệ Trung – Mỹ. Nếu quan hệ Trung – Xô thêm căng thẳng thì sẽ thúc đẩy quan hệ Trung – Mỹ xích lại gần nhau. Theo chiến lược ngoại giao truyền thống của TQ, không thể cùng một lúc chống lại hai kẻ thù, chỉ nên có một kẻ thù.

Đầu những năm 70, nguy cơ ở biên giới phía Bắc của TQ tăng lên. Mao chuyển chiến lược chống cả hai siêu cường sang chống Liên Xô. So với Liên Xô, sự uy hiếp của nước Mỹ bên kia bờ đại dương rõ ràng là nhỏ hơn rất nhiều. Với nhận định, “việc Đài Loan là việc nhỏ, việc thế giới là lớn”, Mao quyết định bắt tay với Nixon.

Thế là ngày 21.2.1972, Nixon thăm TQ và Thông cáo Thượng Hải nổi tiếng đã làm chấn động toàn thế giới. Cả kẻ thù lẫn bạn bè của TQ đều lo lắng với nước cờ này của họ. Đặc biệt, Nam VN và Bắc VN đều bị ảnh hưởng trong mối quan hệ với các nước lớn – các đồng minh truyền thống của mình.

Song, phải đến 7 năm sau đó, quan hệ Trung – Mỹ mới bình thường hóa.

Một ngày đầu năm âm lịch (1.1.1979), Đặng Tiểu Bình quyết định sang thăm Mỹ. Ông ta chọn ngày đó là có tính toán: Ngày đầu năm mới, mọi người đều mong đón điềm lành, chọn ngày đó vượt đại dương sang “kết bạn” sẽ khiến người Mỹ cảm động. Vào hồi 4h30 ngày hôm sau, máy bay chở Đặng đáp xuống phi trường căn cứ không quân Andrew tại Washington. Lúc này, Thủ đô nước Mỹ tuyết rơi mù mịt, nhiệt độ xuống thấp đến âm 38 độ. Phó Tổng thống Mỹ ra đón, Đặng lên xe cadillac màu đen chạy về Nhà trắng. Tối hôm đó, ông ta đến ăn tối tại gia đình Brezinski, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ.

Hôm sau, Tổng thống Carter trong lời chào mừng, nói: “Thưa ngài Phó thủ tướng, hôm qua là đầu năm theo lịch cũ, là ngày Tết của các ngài…Tôi nghe nói, trong dịp đầu năm này, mọi thần linh từ thiện của các ngài đều mở hết cửa. Đó là lúc dẹp bỏ mọi xích mích trong gia đình, là lúc đi thăm bạn bè thân thích. Đối với hai nước chúng ta, hôm nay là thời khắc đoàn tụ và bắt đầu một lịch trình mới. Hôm nay là giờ khắc hòa giải, là giờ khắc mở lại cánh cửa từ lâu đã bị đóng kín”.

Chọn ngày đầu năm để kết bạn với kẻ thù số 1, lại đoạn tuyệt với đồng minh thân cận nhất, đó là trí tuệ truyền thống của TQ hay là thủ đoạn truyền thống của TQ? Từ thù biến thành bạn và đảo ngược từ bạn thành thù, đó là trí tuệ truyền thống của TQ hay là thủ đoạn truyền thống của TQ?

Đặng, hiển nhiên, nhằm nhiều mục tiêu khi thăm Hoa Kỳ, thông báo với Hoa Kỳ cuộc xâm lược VN. Đánh một trận với VN là vạch rõ ranh giới bạn – thù, rằng TQ không còn anh em, tình nghĩa gì với VN nữa. Có như vậy, mới giành được sự tin tưởng của Hoa Kỳ. TQ muốn thực hiện bốn hiện đại hóa, phải nhờ vốn và kỹ thuật phương Tây mà Hoa Kỳ là cánh cửa nhất thiết phải mở ra đầu tiên. TQ sẵn sàng làm bất cứ điều gì, miễn là có lợi cho TQ. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là thủ đoạn truyền thống của TQ.

Đặng liên tiếp tung ra các luận điệu thăm dò, chuẩn bị dư luận cho cuộc xâm lược VN. Tại Ủy ban Ngoại giao Thượng viện Mỹ, Đặng nói: “Chúng tôi không thể cho phép Việt Nam gây rối loạn khắp nơi, vì hòa bình và ổn định của thế giới, vì chính đất nước mình, chúng tôi có khả năng không thể không làm làm những việc mà chúng tôi không muốn làm”. Hội đàm với Carter, Đặng lại nói: “Nhân dân TQ kiên định đứng về phía Campuchia phản đối bọn xâm lược VN. TQ mãi mãi đứng về phía các quốc gia, các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược, phản đối sự xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa bá quyền, vì lợi ích lâu dài của hòa bình và ổn định quốc tế, chúng tôi sẽ kiên quyết thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình, thậm chí không tiếc những hy sinh tất yếu”.

Tại Tokyo, Đặng nói với Tanaka: “Không trừng phạt kẻ xâm lược, sẽ tạo ra những nguy hiểm phản ứng dây chuyền”, “ đang suy tính, để trừng phạt dù có gặp những nguy hiểm nào đó cũng phải hành động”, “cần thiết phải tiến hành chế tài đối với Việt Nam”, “đối phó với loại người như thế, không có những bài học cần thiết thì e rằng các hình thức khác đều không có hiệu quả”.

Có thể thấy, thái độ nước lớn, chủ nghĩa sô vanh Đại hán tộc lại bắt đầu tác oai tác quái. Sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Đặng, quyết định cuộc xâm lược VN vào ngày 17.2.1979 đã được lãnh đạo TQ thông qua.

Trong thời khắc hỗn độn của những toan tính và âm mưu quỷ kế mà kết cục là dẫn đến chiến tranh, ngày 17.2.1979 đã đi vào lịch sử quan hệ hai nước Việt – Trung như là một trong những sự kiện khó tin nhất, bi thảm nhất và không thể dự đoán.

Ngày đó, tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới phía Bắc. TQ bất ngờ tung ra 9 quân đoàn chủ lực, 32 sư đoàn sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn xe tăng, nhiều sư đoàn, trung đoàn pháo binh tấn công VN. Lực lượng được huy động trên 30 vạn lính, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối và dàn hỏa tiễn. Hướng Lạng Sơn, Cao Bằng do Hứa Thế Hữu – một tay tướng võ biền Thiếu lâm chỉ huy, hướng Lào Cai do Dương Đắc Chí chỉ huy. (Tay này từng tham gia chiến trường Triều Tiên và sự thất bại của TQ trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung năm 1979 đã làm ông ta từ chối gặp Võ Nguyên Giáp hơn 10 năm sau đó tại Bắc Kinh). Sự giả nhân giả nghĩa của TQ thật đáng phỉ nhổ. Nhưng, làm sao dấu được: “Lính TQ không động đến một quả trứng gà trong ổ. Chỉ có vạn con trẻ xứ này đổ máu trong nôi”.

Khói lửa chiến tranh vừa mới chấm dứt, nay lại ập tới, từ phía Nam rồi phía Bắc. Những người con trai và con gái VN, không tiếc tuổi xanh của mình, lại nhằm hướng biên cương, ra đi.

Một ngày – chỉ cần một ngày, đã xé toang cái tấm màn che “anh em, hữu nghị”. Một ngày đổi trắng thay đen trong chớp mắt. Một ngày – hệ lụy của những âm mưu lâu dài và thâm độc đã bộc lộ rõ ràng. Một ngày cái con khỉ Tôn Ngộ Không ấy muốn biến thành người, song biến gì thì biến, vẫn còn cái đuôi không biến được – lòi đuôi. Rốt cuộc, Bạch cốt tinh vẫn hoàn Bạch cốt tinh.

Biên giới ! Hai tiếng ấy làm lòng ta quặn thắt

Vết thương nghìn năm. Chiến hào thứ nhất

Mây có biết biên thùy không, mây trắng tần ngần

Một ngày và 35 năm; 35 năm đang dồn lại một ngày – 17.2.1979. Hẳn rằng, dù vắng bóng trên vô tuyến truyền hình, trên báo chí, trên biểu ngữ, nhưng linh hồn những người lính nơi biên giới vẫn được sưởi ấm bởi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, hoa sim tím nỗi mong chờ, hoa lau trắng bạt ngàn bờ cõi và đọng mãi trong lòng mỗi người dân nước Việt. 35 năm dài đằng đẵng với đêm đêm ở địa đầu Tổ quốc sâu thăm thẳm. Hồn sông núi phiêu diêu cùng ngàn cây nội cỏ, hòa với tiếng gươm khua, tiếng vó ngựa ngày xưa trên ải Chi Lăng hay tiếng quân reo trên sóng Bạch Đằng.

Ở đâu đong hạnh phúc chén đầy, đây chỉ chén vơi

Một hạt tấm con, no suốt một đời

Chút thương nhớ dắt bên mình cùng súng đạn

Vượt bể dữ tháng ngày bằng một lá thuyền thoi

Nhưng, chiếc thuyền thoi ấy sẽ đưa chúng ta tới bến bờ độc lập, tự do, hạnh phúc.

Một ngày, 35 năm và mãi mãi…

Theo Lê Mai
14/2/2014

Facebook Youtube Tiktok Zalo