Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Nhà báo Nguyễn Công Khế: Anh Phạm Duy đã ra đi mãn nguyện

Vừa nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, nhà báo Nguyễn Công Khế, người khai sinh ra chương trình ca nhạc Duyên dáng Việt Nam – chiếc cầu nối cho nhiều nghệ sĩ, ca sĩ hải ngoại trở về biểu diễn trên quê hương Việt Nam, đã dành cho Thanh Niên Online những chia sẻ đầy cảm xúc, hoài niệm về “người anh lớn” này.

 Nhà báo Nguyễn Công Khế (trái) trong một cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Phạm Duy trước đây – Ảnh tư liệu

Ông đón nhận thông tin về sự ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy như thế nào?

– Nhà báo Nguyễn Công Khế: Tôi vẫn nhớ khi nghe tin Duy Quang mất, tôi có đến thăm nhạc sĩ Phạm Duy, lúc đó anh vừa qua một cơn tai biến và đang nằm một chỗ do sức khỏe không tốt. Tôi cảm nhận được rằng mặc dù rất buồn nhưng tinh thần của anh vẫn luôn lạc quan.
 
Anh bảo với tôi rằng “Duy Quang ra đi như thế nhưng nó cũng đã để lại cho đời những tác phẩm và giọng ca được mọi người nhớ mãi. Và như thế đối với một con người thì không có gì phải ân hận”. Và tôi nghĩ rằng, lúc đó anh cũng đã chuẩn bị tinh thần cho sự ra đi hoàn toàn mãn nguyện của mình.
 
Được biết ông là một trong những người đã tiên phong nỗ lực hỗ trợ đưa nhạc sĩ Phạm Duy về nước sinh sống và làm việc, tại sao ông lại quyết định thực hiện công việc gây nhiều luồng dư luận như vậy ở thời điểm bấy giờ?
 
– Nhà báo Nguyễn Công Khế: Trước đây có một đài phát thanh nước ngoài đánh giá rằng, nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20 không thể không kể đến 3 cái tên: Văn Cao, Trịnh Công Sơn và Phạm Duy. Và tôi đồng ý với quan điểm đó.
 
Cuộc đời của Phạm Duy luôn chìm nổi theo vận nước. Khi ông tham gia kháng chiến, bỏ kháng chiến về thành, rồi qua Mỹ sinh sống, tất cả những giai đoạn đó là khúc quanh của lịch sử Việt Nam.
 
Và bởi vì tôi nghĩ rằng, cuộc đời con người luôn có việc này việc khác. Nhưng theo từng giai đoạn sáng tác, Phạm Duy luôn có những đóng góp nhất định cho nền âm nhạc Việt Nam, như những bài thời kháng chiến chống Pháp, những bài tình ca như Quê nghèo, Bà mẹ Gio Linh, Bà mẹ quê, Nha Trang ngày về không người Việt Nam nào thuộc thế hệ trước mà không nhớ.
 
Tôi nghĩ rằng những nhân vật tài năng như thế đều là tài sản chung của dân tộc Việt Nam, dù có những lúc họ không cùng quan điểm với chúng ta, do cuộc sống đưa đẩy chuyện này chuyện khác…
 
Xem tiếp
Theo Hiền Nhi
(Nguồn: Thanh Niên Online, 27/1/2013)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo