Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Nhà nước yếu, quốc gia nghèo

Angus Deaton (1945-)

PRINCETON – Ở Scotland, tôi được dạy xem cảnh sát như là những bạn đồng minh, là người mà tôi có thể cầu cứu khi cần. Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của tôi, khi nhân chuyến tham quan đầu tiên của tôi đến Hoa Kỳ lúc 19 tuổi, tôi đã bị một tràng mắng nhiếc tục tĩu từ một viên cảnh sát của thành phố New York, đang điều khiển giao thông tại quảng trường Times Square, khi tôi hỏi đường anh ấy đến bưu điện gần nhất. Trong sự bối rối sau sự kiện ấy, tôi đã bỏ các tài liệu khẩn của sếp tôi vào một thùng rác, mà với tôi, nó trông rất giống một hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng suy nghĩ tích cực hơn về chính phủ của họ so với người Mỹ, đối với họ những thất bại và sự không được lòng dân của các chính trị gia ở cấp liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Tuy nhiên, nhiều chính phủ khác nhau của người Mỹ thu thuế và, ngược lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì đời sống của họ không hề dễ dàng.

Người Mỹ, giống như nhiều công dân của các nước giàu, xem hệ thống các quy định và pháp luật, các trường công, vấn đề chăm sóc y tế và an sinh xã hội cho người cao tuổi, đường xá, quốc phòng và ngoại giao, và các khoản đầu tư lớn của Nhà nước cho nghiên cứu, đặc biệt trong y học, là điều dĩ nhiên. Tất nhiên, không phải tất cả các dịch vụ trên đều đã tốt, cũng như không phải ai cũng được quan tâm một cách bình đẳng; nhưng hầu hết người dân đều nộp thuế, và nếu có một số người thấy rằng cách chi tiêu tiền không thỏa đáng, thì sẽ xảy ra một cuộc tranh luận công khai sôi nổi sau đó, và các cuộc bầu cử định kỳ sẽ cho phép người dân thay đổi các ưu tiên của họ.

Tất cả những điều nói trên quá hiển nhiên để thấy cần phải nói – ít nhất là đối với những người sống ở các nước giàu với các chính phủ hoạt động hiệu quả. Nhưng đó không phải là trường hợp của hầu hết người dân trên thế giới.

Tại phần lớn các nước ở châu Phi và châu Á, nhà nước thiếu năng lực thu thuế hoặc cung cấp dịch vụ. Khế ước giữa chính phủ và người bị cai trị – không hoàn hảo ở các nước giàu – thường hoàn toàn vắng bóng ở các nước nghèo. Viên cảnh sát ở New York có vẻ hơi bất lịch sự một chút (và bận rộn khi phải cung cấp một dịch vụ); ở nhiều nước trên thế giới, cảnh sát bắt nạt những người mà họ có nghĩa vụ phải bảo vệ, móc tiền của họ hoặc ngược đãi họ thay cho những sếp đầy quyền lực của họ.

Ngay cả ở một nước có mức thu nhập trung bình như Ấn Độ, người ta chứng kiến tình trạng nhân viên vắng mặt đại trà (nhưng không hề bị phạt) ở các trường công và bệnh viện công. Các bác sỹ tư cung cấp cho người dân những gì (họ nghĩ vậy) người dân muốn – tiêm chích, truyền dịch vào tĩnh mạch, và thuốc kháng sinh – nhưng nhà nước không quản lý họ, và nhiều người hành nghề mà thiếu hoàn toàn tay nghề chuyên môn.

Trên khắp thế giới đang phát triển, trẻ em chết vì chúng được sinh ra sai địa điểm – chết không phải vì những bệnh hiếm lạ, bệnh nan y, mà vì những bệnh phổ biến ở trẻ em mà chúng ta đã biết cách chữa trị gần một thế kỷ nay. Nếu một nhà nước không có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản cho bà mẹ và trẻ em, thì những trẻ em đó sẽ tiếp tục chết.

Tương tự như vậy, nếu chính phủ không có năng lực, không có sự điều tiết và cưỡng chế tuân thủ, thì các doanh nghiệp sẽ thấy khó mà hoạt động kinh doanh. Nếu các tòa án dân sự không hoạt động đúng đắn, thì không có gì đảm bảo các doanh nhân sáng tạo có thể yêu cầu thụ hưởng thành quả những ý tưởng của họ.

Tình trạng thiếu năng lực của nhà nước – có nghĩa là, thiếu các dịch vụ và sự bảo vệ mà người dân ở các nước giàu cho là điều đương nhiên – là một trong những nguyên nhân chính của nghèo đói và thiếu thốn trên toàn thế giới. Thiếu các nhà nước hoạt động hiệu quả cùng với các công dân tích cực và dấn thân, thì sẽ có rất ít cơ hội cho sự tăng trưởng cần thiết để xóa bỏ đói nghèo toàn cầu.

Thật không may, các nước giàu trên thế giới hiện nay đang làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Viện trợ nước ngoài – những chuyển nhượng từ nước giàu sang nước nghèo – có nhiều điểm tích cực, đặc biệt là về chăm sóc y tế, giúp cứu sống nhiều người ngày nay. Nhưng viện trợ nước ngoài cũng làm suy yếu năng lực phát triển của nhà nước địa phương.

Điều này xảy ra rõ nhất ở các nước – chủ yếu là ở châu Phi – khi mà chính phủ nhận trực tiếp viện trợ nước ngoài và khi các luồng viện trợ tương đối lớn so với chi tiêu ngân sách (thường lớn hơn một nửa trên tổng ngân sách). Chính phủ của các nước đó không cần khế ước với công dân của họ, không cần quốc hội, và không cần hệ thống thu thuế. Nếu phải chịu trách nhiệm giải trình với ai đó, thì đó là các nhà tài trợ; nhưng ngay cả điều này cũng thất bại trong thực tế, bởi vì các nhà tài trợ, dưới áp lực của công dân họ (những người thật lòng muốn giúp người nghèo), cần phải giải ngân càng nhiều khi chính phủ các nước nghèo cần tiền, nếu không nói là nhiều hơn nữa.

……………………………….

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
(Nguồn: phantichkinhte123, ngày 14.10.2015)

Facebook Youtube Tiktok Zalo