Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Nhất Linh

NHẤT LINH, tên thật là Nguyễn Tường Tam còn có thêm bút hiệu là: Đông Sơn, Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng Du, Tân Việt. Ông là Giám Đốc cùng Chủ Bút báo Phong Hóa và Thủ lĩnh nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Gốc làng Cẩm Phô, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, sinh ngày 25 tháng 7 năm 1906, tại huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, nguyên vì từ đời ông nội ra làm Tri huyện ở Cẩm Giàng, gia đình đã định cư luôn tại đây.

 

Nhất Linh

Thân sinh của Nhất Linh là Nguyễn Tường Nhu làm Thông phán Tòa sứ bên Lào và mất tại đó năm 1918, để lại tại quê nhà người vợ mới 38 tuổi và bảy người con gồm sáu trai, một gái. Trong cảnh nghèo túng khó khăn, người đàn bà góa ấy đã hết sức xoay xở làm ăn để tất cả các con đều được ăn học thành tài.

Ngoài người anh cả Nguyễn Tường Thụy là công chức ngành bưu điện, không dính líu đến văn chương và chính trị, từ người anh thứ hai Nguyễn Tường Cẩm, đến Nhất Linh-Nguyễn Tường Tam, Tứ Ly Hoàng Đạo-Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam-Nguyễn Tường Lân và bác sĩ Nguyễn Tường Bách, đều là những người tham dự vào văn chương. Nguyễn Thị Thế viết hồi ký về gia đình Nguyễn Tường; và năm anh em Nhất Linh có những đóng góp tích cực trong việc viết lách và quản trị các cơ sở báo chí, xuất bản và nhà in của Tự Lực Văn Đoàn.

Thích văn chương từ nhỏ, năm 16 tuổi Nhất Linh làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi, có bài Bình Luận Văn Chương Về Truyện Kiều trong Nam Phong Tạp Chí. 1923 ông thi đậu bằng Thành Chung, nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên làm thư ký sở tài chính Hà Nội. Tại đây ông quen thân với một người là Hồ Trọng Hiếu, sau này sẽ là nhà thơ Tú Mỡ. Thời gian này, ông viết Nho Phong là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, rồi lấy vợ. 1924 ông vào trường Y khoa, nhưng học được mấy tháng, ông bỏ trường thuốc thi vào trường Mỹ thuật, nhưng được một năm cũng bỏ. 1926, Nguyễn Tường Tam vào Nam, gặp Trần Huy Liệu, Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh, hai người này bị bắt, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Cao Miên, sống bằng nghề vẽ tranh để bán và vẽ phông màn cho các rạp hát, rồi đi du học. 1927 du học Pháp. Đậu cử nhân khoa học về Lý Hóa. Ở Pháp ông nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản, đồng thời dành nhiều thì giờ nghiên cứu văn học Pháp và các nước khác.

1930 trở về nước. Nhất Linh cùng hai em là Hoàng Đạo và Thạch Lam xin ra tờ báo trào phúng Tiếng Cười, nhưng thiếu tiền, chưa ra được báo thì giấy phép quá hạn, bị rút. Từ 1930 đến 32, Nguyễn Tường Tam dạy tư ở các trường Thăng Long và Gia Long. Ở đây ông quen với Trần Khánh Giư – Khái Hưng. Sẵn có tờ Phong Hóa của giáo sư Phạm Hữu Ninh sắp đình bản, Nhất Linh mua lại và tiếp tục tờ Phong Hóa, nhưng vẫn giữ tên Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai trên báo. Kể từ ngày 22 tháng 9 năm 1932, báo Phong Hóa số 14 ra tám trang lớn, có ban biên tập mới  chịu trách nhiệm. Nguyễn Tường Tam vừa là Giám Đốc cùng Chủ Bút, vừa là một cây viết rất hứng thú.

Báo  Phong Hoá chú trọng về văn chương và trào phúng:  Về minh hoạ cho báo, thoạt đầu chính Đông sơn Nhất Linh lo, ông vẽ cả những tranh vui cười. Sau ông tạo ra nhân vật Lý Toét (Phong Hóa số 48, 1933) ngày càng chuyên nghiệp hơn, nổi tiếng hơn và hơn một năm, hoạ sĩ Bút Sơn ở Saigòn phóng tác ra Xã Xệ (Phong Hóa số 89, 1934). Sau lại có Bang Bạnh Sau và Ba Ếch, của Nguyễn gia Trí thêm vào. Bốn nhân vật này đã cùng ban biên tập hoạt động trên báo suốt từ 1933 tới 1940, không nhường bước một ai.

Tự Lực Văn Đoàn được thành lập công bố tôn chỉ trên báo Phong Hoá số 87 ngày 2/3/1934, với sáu người: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, và Thế Lữ; sau này thêm Xuân Diệu là bảy. Văn đoàn dùng một lối văn bình dị, ít sử dụng chữ Hán, nhờ thế văn quốc ngữ trở nên trong sáng, nhiều người thích đọc. Về vai trò lãnh đạo của Nhất Linh, Tú Mỡ kể lại: “Anh Tam thuê một cái nhà nhỏ ở ấp Thái Hà để mấy anh em làm việc. Tôi đi làm thì chớ, về đến đấy bàn bạc về cái tôn chỉ của nhà báo và soạn bài vở dự bị cho đủ in trong sáu tháng. Anh Tam vừa viết, vừa vẽ. Anh đặt ra mục này, mục nọ, giao cho mọi người. Anh có lối làm việc rất khoa học. Anh đã giao cho ai việc gì thì chỉ có chuyên việc ấy. Nhiều lúc tôi muốn viết những bài thuộc về loại khác, anh khuyên chỉ nên chuyên về một lối. Có lẽ là một điều rất hay cho chúng ta. Tôi có thể nói, anh Tam là người đã tạo ra Tú Mỡ vậy”.

Nhà văn Trương Bảo Sơn mô tả phong cách làm báo của Nhất Linh: “Anh bỏ hết mọi việc để làm báo: anh say mê tổ chức tòa soạn, nhà in, làm quảng cáo, soạn thảo và lựa chọn bài vở, vẽ tranh ảnh, thôi thúc anh em làm việc, chia công tác cho từng người. Việc gì anh cũng nghĩ tới một cách chu đáo và tất cả hướng vào một tôn chỉ, một mục đích rõ ràng là bài phong đả thực, xây dựng một đời sống mới, một xã hội mới, một nền quốc văn mới”.

Thêm vào đó, Nhất Linh viết rất khoẻ, các truyện ngắn truyện dài của ông xuất hiện đều đặn trên báo trong suốt 9 năm Phong Hoá, Ngày Nay. Nhất Linh thật xứng danh văn hào của Việt Nam với số lượng sách to lớn, rất có giá trị, và được đông đảo người đọc hâm mộ. Đặc biệt những tiểu thuyết luận đề của ông như Đoạn Tuyệt đã làm sôi động xã hội, gây tranh cãi khắp mọi nơi, thúc dục sự cải cách phong tục cổ hủ trong các gia đình, cùng đổi mới tư tưởng trong lòng người. Những nhân vật lý tưởng như Loan và Dũng được giới trẻ thực sự say mê. Sau này, khi chuyển sang viết tiểu thuyết tâm lý, bớt lý tưởng, người hơn, như Bướm Trắng với Thu và Trương, ngay cả Đôi Bạn cũng vẫn Loan Dũng ấy, tác giả thấy thích thú hơn trong mục đích viết truyện cho hay.

Năm 1934 Nhất Linh giao cho Lemur Cát Tường mục “VẺ ĐẸP riêng tặng các các cô”, và hoạ sĩ đã đưa ra Y Phục Phụ Nữ Tân Thời Lemur, thay đổi cách ăn mặc của phụ nữ Việt Nam. Một cải cách thay đổi bộ mặt xã hội sau này.

Sau số 150, 31 tháng 5 năm 1935, Phong Hóa bị đóng cửa ba tháng. Nguyên nhân tại sao bị đóng cửa được bàn tán rất nhiều, nào là do bài đả kích Hoàng Trọng Phu, nào là vì Nguyễn Tiến Lãng, nào vì loạt bài Hậu Tây Du Ký… Nhưng thực ra vì tất cả! Vì Phong Hoá đã đả kích các quan lại Nam triều chứ không hẳn vì một loạt bài riêng nào (Theo khảo cứu của nghiên cứu sinh Martina Nguyễn Thục Nhi: Hồ sơ của cảnh sát Phòng Nhì để tại Aix en Provence, Pháp. Còn hai lần đóng cửa hẳn báo Phong Hoá 1936, cũng như Ngày Ngay 1940, thì không có tài liệu nào để lại). Phong Hoá trở nên một tờ báo thành công, được công chúng yêu thích nhất trên văn đàn, số in ra đã tới 10 ngàn số, xưa nay không có đối thủ. Nhưng chính quyền Bảo Hộ Pháp không muốn thế, nên đã rút giấy phép, đóng cửa báo sau số 190, tháng 6 năm 1936.

Tờ Ngày Nay – trước đã ra kèm với Phong Hóa – lại tiếp tục và dần thay thế Phong Hóa.

Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nhất Linh phát động phong trào Ánh Sáng cùng nhóm Tự Lực, chống lại các nhà ổ chuột ở các khu lao động.

Năm 1939 Nguyễn Tường Tam lập đảng Hưng Việt, sau đổi thành Đại Việt Dân Chính. Hoạt động chống Pháp của ông trở thành công khai.

Năm 1940, Ngày Nay bị Pháp đóng cửa, số 224 ngày 7-9-1940 là số cuối cùng.

Năm 1941, Nhất Linh chạy sang Quảng Châu, sau đó Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị Pháp bắt, bị đưa lên Vụ Bản, Hoà Bình, đến 1943 mới được thả.

1942 Thạch Lam mất tại Hà Nội vì bệnh lao.

Hoàng Đạo và Nguyễn Tường Bách sang Trung hoa.

Hoàng Đạo mất ở Quảng Châu tháng 8 năm 1948 trên một chuyến xe hoả.

Sau những biến động, Nhất Linh ở lại Hương Cảng 4 năm, và bắt đầu trở lại văn chương, ông viết nhiều lần Xóm Cầu Mới.

Năm 1951, Nhất Linh trở về Hà Nội, tuyên bố không thuộc đảng phái nào, không hoạt động chính trị. Vào Nam, thường sống ở Đà Lạt ông mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản sách Tự Lực Văn Đoàn. 1958 về Sài Gòn, chủ trương tờ Văn Hóa Ngày Nay, phát hành được 11 số thì đình bản vì bị chèn ép của Chính phủ.

Dính líu đến vụ đảo chính ngày 11 tháng 11 năm 1960, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Để phản đối chế độ Ngô Dình Diệm, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam uống thuốc độc tự vẫn ngày mùng 7 tháng 7 năm 1963.

Các sách của Nhất Linh đã được xuất bản:

  •       Nho phong, viết năm 1924.
  •       Người quay tơ, 1926.
  •       Anh phải sống, viết chung với Khái Hưng  1932-1933.
  •       Gánh hàng hoa, viết chung với Khái Hưng  1934.
  •       Đời mưa gió, viết chung với Khái Hưng  1934.
  •       Nắng thu, 1934.
  •       Đoạn tuyệt, 1934-1935.
  •       Đi Tây, 1935.
  •       Lạnh lùng, 1935-1936.
  •       Hai buổi chiều vàng, 1934-1937.
  •       Thế rồi một buổi chiều, 1934-1937.
  •       Đôi bạn, 1936-1937.
  •       Bướm trắng, 1938-1939.
  •       Xóm Cầu Mới, 1949-1957.
  •       Viết và đọc tiểu thuyết, 1952-1961.
  •       Giòng sông Thanh Thủy, 1960-1961.

 

 

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo