Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Sự kiện EOS Summer 2020, đong đầy cảm xúc của thầy và trò HSU

E.O.S – End of Semester Screening là sự kiện vô cùng đặc biệt của ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông. Đây chính là dịp để các bạn sinh viên trình chiếu sản phẩm của mình trong một học kì vừa qua.

Ngoài phim ngắn, năm nay E.O.S còn mang lại những TVC, Viral Clips chất lượng mang tính sáng tạo và cá tính riêng của các bạn sinh viên ngành Quản trị công nghệ truyền thông. cùng với sự góp mặt của các giảng viên kì cựu, đạo diễn, nhà sản xuất có bề dày kinh nghiệm.


Mùa hè năm nay, sự kiện E.O.S được tổ chức tại Rạp phim CGV Hoàng Văn Thụ TpHCM. Tại không gian chuyên nghiệp này, các “đứa con tinh thần” của sinh viên ngành Quản trị công nghệ truyền thông thực hiện sau gần 4 tháng vất vả sẽ được công chiếu và vinh danh.


ThS. KTS Từ Phú Đức, Trưởng khoa Thiết kế và Nghệ thuật

Đến với chương trình có sự tham dự của nhiều đối tác bên ngoài  trong giới truyền thông. Về phía Trường ĐH Hoa Sen có sự tham dự của ThS. KTS Từ Phú Đức, Trưởng khoa Thiết kế và Nghệ thuật; Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, Điều phối Chương trình ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông cùng các giảng viên của ngành. 


Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh

“Sự kiện EOS, chương trình chiếu phim cuối kỳ của sinh viên ngành Quản trị công nghệ truyền thông đã diễn ra được 9 lần. Hoàn thành xong dự án phim phim có nghĩa là đủ điều kiện qua môn bởi dù hay hay dở thế nào, các bạn ít nhiều hiểu việc sản xuất, làm ra một bộ phim khó khăn và cần nhiều công sức, sự tỉ mỉ thế nào, đó là chưa nói đến sự tinh tế hay tài năng. Tôi muốn các bạn yêu sản phẩm của mình, cảm thấy hãnh diện và hiểu cả những thiếu sót khi chiếu phim trên màn ảnh lớn, trước công chúng và cả người trong nghề.”, Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, điều phối chương trình Ngành Quản trị công nghệ truyền thông HSU chia sẻ.

Sự kiện E.O.S năm nay đã diễn ra thành công là nhờ vào sự đầu tư nghiêm túc của các bạn sinh viên dành cho tác phẩm dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên ngành Quản trị Công nghệ Truyền thông.

Tất cả các sản phẩm được trình chiếu trên màn ảnh rộng và nhận được những lời nhận xét tích cực từ phía các giảng viên và khán thính giả. Sự động viên của khán thính giả chính là động lực để sinh viên ngành QTCN Truyền thông nỗ lực cố gắng và tiếp tục theo đuổi đam mê của mình để cho ra đời các sáng tác mới trong tương lai để cống hiến cho xã hội.

Các tác phẩm trình chiếu tại sự kiện:


[MỞ RA ĐÓNG VÀO] – Một tên trộm cố phá chiếc két sắt trong một căn nhà người đàn ông vừa mất đi, trong thời gian đó hắn tìm ra được bí mật của căn nhà cùng sự việc không ngờ. 


[A LINGERING CLOUD]
Đến ngày hẹn hằng năm, hai người bạn cùng tổ chức sinh nhật để tưởng nhớ về người bạn đã khuất. Bằng cách tìm đến nhau để sẻ chia và động viên, để không chỉ giải quyết những tồn đọng của mối quan hệ chung mà đồng thời những nỗi đau riêng cũng được giải toả. Thế nhưng đôi khi chính ta có cho phép mình phục hồi không? Hướng đến chủ đề tâm lý hậu mất mát, câu chuyện chia sẻ đời sống của người trẻ bên trong công cuộc kiến thiết của thành phố hiện đại bị đình trệ và gián đoạn, không còn có chỗ cho cảm xúc cá nhân. Về công trình tàu điện của thành phố, tương lai của nó vô định, nhưng ta nhận thấy một niềm hy vọng, hướng sáng trong cảm quan của cả hai người, có lẽ cũng là sự đối chất từ đời sống nội tâm bên trong chính họ.


”Anh ta đẹp trai, nhưng sống không thoải mái, Cô bé quậy hăng hái và sống không nể ai”. ‘Ngày trọng đại’ của Đăng bị cắt ngang bởi sự xuất hiện của Nhóc Gái. Sự chạm trán thú vị này đã dẫn đến một cuộc ‘thi thả diều’ gây cấn giữa chàng thanh niên cao to và một cô bé nhỏ xíu. Tại sao Nhóc Gái lại phá rối Đăng? Bí mật đằng sau ‘Ngày trọng đại’ là gì?

[A PÒ ĂN CƠM] – Câu chuyện về sự hòa hợp giữa hai thế hệ, hai nền văn hóa, hai nền ẩm thực, trong cùng một gia đình.

[SAI MẬT KHẨU] – “Bởi vì Covid-19, buổi sinh nhật của người em không thể tổ chức. Người anh cố gắng đăng nhập vào Facebook của người em gái để tổ chức một buổi tiệc “Online” cho em mình”.

Facebook Youtube Tiktok Zalo