Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Thiết kế sản phẩm hướng tới “thói quen xanh”

Năm 2020 vẫn chưa qua, nhưng cả thế giới đã chứng kiến rất nhiều thiên tai, biến động về môi trường. Hơn bao giờ hết, phát triển bền vững, thân thiện với môi trường trở thành một chủ đề nóng hổi trong ngành thiết kế.

Nhiều sản phẩm được ra đời với sự cân nhắc về môi trường và phát triển bền vững, ví dụ thay thế bao bì nhựa bằng giấy hoặc vật liệu sinh học, hay tái sử dụng vải thừa của công nghiệp thời trang vào trang trí nội thất… Nhưng chỉ tái chế vật liệu và chuyển dịch sang nguyên liệu/năng lượng xanh đã đủ hay chưa?

Một điều nhiều người trong chúng ta đã nhận ra, “kẻ thù” lớn nhất ngăn cản chúng ta hướng tới một “cuộc sống xanh” chính là… thói quen hằng ngày của mỗi chúng ta. Những mặt hàng điện tử ít tốn năng lượng liệu có ích nếu nhiều người chúng ta vẫn phí phạm điện năng hằng ngày?

Những sản phẩm thân thiện hơn với môi trường liệu có giải quyết được vấn đề triệt để, khi nhiều người vẫn sẵn sàng thay thế quần áo, điện thoại, túi xách còn dùng tốt chỉ đề “bắt trend”, tiếp tục thải một khối lượng rác khổng lồ ra môi trường?


Thiết kế Energy AWARE Clock của hai nhà thiết kế Loove Broms and Karin Ehrnberger.

Nhận thức được vấn đề này, nhiều nhà thiết kế đã tìm cách thay đổi thói quen của người sử dụng thông qua thiết kế sản phẩm. Điều này có thể đơn giản như khiến mọi người nhận thức rõ hơn về mức độ tiêu thụ năng lượng của mình. Thiết kế Energy AWARE Clock của hai nhà thiết kế Loove Broms and Karin Ehrnberger là một “đồng hồ” biểu thị mức độ tiêu thụ điện năng của các vật dụng khác nhau trong gia đình, giúp người dùng kiểm soát tốt hơn thói quen sinh hoạt.

Một thiết kế khác, Flower Lamp của The Interactive Institute (Thụy Điển) là một chiếc đèn tuyệt đẹp sẽ mở ra hay khép vào tùy theo lượng điện năng được tiêu thụ trong gia đình.


Flower Lamp của The Interactive Institute

Không chỉ dừng lại ở mức độ cảnh báo, những thiết kế có thể tác động trực tiếp tới thói quen của người tiêu dùng bằng những thay đổi tưởng chừng rất nhỏ. Nhiều hãng sản xuất xà bông, dầu gội, chất tẩy rửa đang chuyển sản phẩm thành dạng thuốc viên nhỏ hoặc dạng rắn. Không chỉ loại bỏ việc sử dụng những bình chứa bằng nhựa gây hại cho môi trường, những viên thuốc nhỏ này còn góp phần hạn chế lượng xà bông, dầu gội, bột giặt… mỗi người sử dụng trong một lần, nhờ đó giảm thiểu các chất thải độc hại ra môi trường.


Chu trình khép kín của hãng Loop và Wordbag.

Có những sự án lại đi tới mức độ sâu hơn nữa: Thiết kế một hệ thống cổ vũ người sử dụng thay đổi thói quen theo hướng bền vững. Một số công ty, tổ chức như Loop và Wordbag – đã ra một mô hình mới trong lĩnh vực bao bì, đóng gói sản phẩm. Họ không sử dụng những loại bao bì, chai nhựa dùng một lần rồi vứt, mà tạo ra hệ thống để những bình chứa này có thể được gửi lại công ty và sử dụng thêm một lần nữa. Nhiều người đã ví von hệ thống này như cách người ta thu hồi chai sữa thủy tinh ngày xưa để mang về sử dụng lại. Hãy còn quá sớm để đánh giá tác động của dự án này với thói quen tiêu dùng và môi trường sống, nhưng đây cũng là một hướng đi mới nhằm giảm thiểu lượng rác thải nhựa khổng lồ hằng năm.

“Non sông dễ đổi, bản tính khó dời” – Thay đổi thói quen tiêu dùng của một người, một cộng đồng không phải chuyện dễ dàng. Nhưng điều này là hết sức cần thiết để hướng tới một tương lai an toàn, bảo đảm hơn cho các thế hệ sau. Bằng cách tạo ra những sản phẩm góp phần điều chỉnh thói quen của người dùng, những nhà thiết kế đang đóng góp theo cách riêng của mình vào sự phát triển bền vững của nhân loại.

Nguyễn Dương Quỳnh Anh
GV Khoa Thiết kế và Nghệ thuật, trường Đại học Hoa Sen

Facebook Youtube Tiktok Zalo