Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Tọa đàm và tập huấn về Phương pháp Giáo dục Montessori trong Giáo dục Mầm non tại Tp. HCM

Vào hai ngày 23/07 và 24/07/2012 vừa qua, Hiệp hội Montesssori Quốc tế, Association Montessori Internationale  (AMI) phối hợp với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (USSH), thuộc Đại Học Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học và tập huấn về phương pháp giáo dục Montessori ở tuổi mầm non.

Association Montessori Internationale  là tổ chức phi chinh-phủ, có đại diện tại Liên Hiệp Quốc và hoạt động phối hợp với UNESCO. AMI thúc đẩy và điều hành các chương trình đào tạo giáo viên Montessori, các chương trình nghiên cứu và phát triển, hợp tác với các uỷ ban của AMI và các tổ chức liên kết tại các nước, trên toàn cầu. Đường lối giáo dục Montessori đã được đưa vào việc giáo dục trẻ , trên hơn 100 năm qua tại nhiều trường mầm non trên thế giới, nhấn mạnh đến khả năng tự định hình nhân cách, tính độc lập, sáng tạo và khả năng làm chủ bản thân của trẻ. Hiện nay, dù đã trải qua hơn 100 năm kinh nghiệm trên khắp thể giới, hiệp hội AMI vẫn tiếp tục thúc đẩy các nghiên cứu và phát hiện mới về giáo dục nhằm đáp ứng hiệu quả đối với các nhu cầu của trẻ em trong mọi thời đại.

Ngày 23/07/2012, tham dự buổi tọa đàm khoa học “Giáo dục mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh và phương pháp giáo dục Montessori” có sự hiện diện của  ông André Roberfroid, Chủ tịch Hiệp hội Montessori Quốc tế (AMI), bà Lynne Lawrence, Giám đốc điều hành AMI, bà Pamela Nunn, Huấn luyện viên của AMI, thành viên hội đồng quản trị của  Hiệp hội đào tạo giáo viên Montessori Úc và bà Nghiêm Phương Mai, thành viên AMI, chủ tịch sáng lập  Vietnam Montessori Education Foundation (VMEF). Về phía trường Đại học Khoa học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM có đại diện Ban Giám hiệu –bà Trương Thị Kim Chuyên (Hiệu phó), Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế & Phát triển Dự án Quốc tế –ông Bàng Anh Tuấn và Trưởng khoa Giáo dục – bà Nguyễn Ánh Hồng và khoa phó – cô Hoàng Mai Khanh cùng các giảng viên, chuyên viên  của trường ĐH KHXHNV TpHCM. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của  ông Trần Đình Lâm, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á,  bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Đại Học Hoa Sen, cùng các Hiệu trưởng, các Giáo viên trường mầm non hệ tư thục và công lập cùng giới phụ huynh có quan tâm tại Tp. HCM hay từ Hà Nội cùng tham gia.

Buổi tọa đàm đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà giáo dục, tâm lý, quản lý, bác sĩ và phụ huynh cùng tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. Các chuyên gia từ Hiệp hội Montessori Quốc tế đã giới thiệu chi tiết về phương pháp giáo dục này cũng như giải đáp những thắc mắc của các tham dự viên về đặc điểm của phương pháp giáo dục Montessori, hướng tiếp cận và khả năng áp dụng phương pháp này trong giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non ở trường và ở gia đình.

Buổi tọa đàm cũng đã cung cấp cho các tham dự viên cái nhìn bao quát nhất về thực trạng giáo dục mầm non hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh cùng những đặc điểm cơ bản của phương pháp giáo dục Montessori. Các báo cáo xoay quanh những vấn đề về thực tiễn giảng dạy tại các trường mầm non trong thành phố Hồ Chí Minh, chương trình đào tạo giáo viên mầm non tại các trường Đại học, Cao đẳng trong thành phố và những khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng phương pháp giáo dục Montessori vào giảng dạy tại các trường mầm non. Bên cạnh đó, toạ đàm còn nhận được những chia sẻ quý báu của phụ huynh học sinh về những kinh nghiệm thực tiễn trong việc vận dụng phương pháp giáo dục Montessori vào việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ có vấn đề về phát triển trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ.

Ngày 24/07/2012, buổi tập huấn về phương pháp giáo dục Montessori được tổ chức tại Hội trường D, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (USSH) thu hút sự tham gia của đông đảo giáo viên mầm non cùng các nhà giáo dục, tâm lý và quản lý trong địa bàn thành phố.

Các chuyên đề tập huấn tập trung vào các nội dung về vai trò của người lớn trong giáo dục Montessori, hỗ trợ phát triển tính độc lập nơi trẻ nhỏ theo từng lứa tuổi, cách thức huấn luyện giáo viên giảng dạy theo phương pháp này và giáo dục tính lịch thiệp cho trẻ. Khác với giáo viên trong môi trường giáo dục truyền thống, người thầy Montessori tạo điều kiện môi trường và hỗ trợ cho trẻ tự dạy mình nhằm đáp ứng những thôi thúc phát triển nội tại của trẻ, hướng trẻ tiến đến sự độc lập, qua đó hỗ trợ sự phát triển tính khí, nhân cách và các nhận thức cá nhân, xã hội và tình cảm của trẻ.

Các chuyên gia của Hiệp hội Montessori đã tận tình hướng dẫn, giải thích cụ thể về các chủ đề thông qua những bài thuyết trình chi tiết, đầu tư kỹ càng về cả nội dung và hình thức. Tham dự viên buổi tập huấn cũng cảm thấy rất lý thú khi được xem những thước phim thực tế về môi trường giáo dục Montessori đã được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Kenya…

 

Trong khóa tập huấn, nhiều giáo viên mầm non đã tham gia đặt câu hỏi và thảo luận về những khó khăn, thuận lợi của việc áp dụng phương pháp giáo dục Montessori tại TPHCM, những yêu cầu đặt ra đối với nhà trường và giáo viên khi giáo dục trẻ theo phương pháp này.

Phát biểu tại buổi tập huấn, ông André Robertfroid  bày tỏ: “Phương pháp Montessori chú trọng 3 nguyên tắc: Thứ nhất là tôn trọng trẻ em, thứ hai là tạo ra môi trường hài hòa để trẻ em xây dựng mối quan hệ tích cực với nhau và thứ ba là sự phát triển sự tự do của trẻ em và để cho trẻ em được thực hành sự tự do ấy”.

Ông chia sẻ thêm: “Đất nước Việt Nam trong tương lai là tùy thuộc vào thế hệ mầm non hôm nay. Chúng tôi hi vọng thế hệ mầm non của đất nước các bạn được phát triển tốt, khiến xã hội ngày thêm tốt đẹp hơn”.

Tại buổi toạ đàm và tập huấn, Hiệp hội Montessori cũng đã giới thiệu đến những người tham gia bản Việt ngữ chính thức đầu tiên của AMI của tác phẩm “The Child in the Family” hay “Trẻ thơ trong gia đình” của bác sĩ Maria Montessori do Trịnh Xuân Tuyết và Nghiêm Phương Mai thực hiện (NXB Tri Thức và VMEF xuất bản, tháng 7, 2012).  Cuốn sách mang tính nhập môn trình bày khái quát những đặc điểm chủ đạo của tư tưởng giáo dục của bà Montessori về những tiềm năng sẵn có trong mỗi đứa trẻ và vai trò của người lớn trong việc giúp trẻ phát triển bản thân một cách tự nhiên và tối ưu nhất theo cách riêng của mình.

Kết thúc hai ngày tọa đàm và tập huấn, các tham dự viên được cấp chứng nhận đã tham dự tập huấn và đã bày tỏ mong muốn được tiếp tục học hỏi, tập huấn một cách bài bản hơn về phương pháp giáo dục Montessori, đồng thời giữ mối liên hệ với tổ chức AMI và với các đồng sự để cùng góp sức vào sự phát triển của giáo dục mầm non Việt Nam trong tương lai. TS. Trương Thị Kim Chuyên  của DHKHXHNV cũng chia sẻ với  các tham dự viên về việc tiếp nhận phương pháp Montessori như là một hệ thống triết lý giáo dục, có thể vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể tại Việt Nam.

Buổi tọa đàm và tập huấn được đánh giá rất thành công nhờ sự  tổ chức chu đáo, chuyên nghiệp qua sự phối hợp chặc chẻ giữa các đại diện của đôi bên trong Ban tổ chức và sự tham gia hào hứng và năng động của các tham dự viên. Chương trình đã là một cơ hội để nhìn lại và đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của giai đoạn ấu thơ (từ khi sinh ra đến khoảng sáu tuổi) trong quá trình phát triển nhân cách và trí tuệ con người, cũng như về vai trò của người giáo viên mầm non trong giáo dục.

Chương trình này cũng được xem là bước khởi đầu cho tiến trình hợp tác, được đánh dấu bởi sự cam kết thỏa thuận giữa Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TPHCM do Hiệu trưởng TS. Võ Văn Sen đại diện và  Association Montessori Internationale do Chủ tịch A. Roberfroid đại diện trong việc cộng tác lâu dài. Sự hợp tác này đã mở ra một hướng tiếp cận mới rất đáng khích lệ cho giáo dục mầm non TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam cùng các nước trong khu vực trong quá trình áp dụng phương pháp tiên tiến Montessori vào nền giáo dục trẻ, hầu đáp ứng một cách đúng đắn và hiệu quả đối với các nhu cầu của trẻ thơ, gia đình, xã hội và đất nước.

Bài tường trình của VMEF, tổng hợp từ nội dung hiện trường và từ các bản tin nóng trên mạng của ĐHKHXHNV và TTNCVNDNA tại Tp. HCM, VN.

 

Theo Nghiêm Phương Mai

(Nguồn: , 30/8/3012)

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo