Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Trao giải thưởng KOVA cho nhiều nhà khoa học, tấm gương đẹp

Sáng 17-12, lễ trao Giải thưởng KOVA lần thứ 14 đã diễn ra trang trọng tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM). Đây là giải thưởng thường niên uy tín do PGS-TS Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Tập đoàn sơn KOVA kiêm Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, sáng lập năm 2002.

giai thuong kova lan thu 14

Chị Trần Thị Mỹ Quyên (thứ 2, từ trái sang) nhận giải thưởng Kova – hạng mục Sống đẹp

Với quy mô trên cả nước, Giải thưởng KOVA gồm 4 hạng mục chính ở nhiều lĩnh vực, giải có giá trị cao nhất lên đến 50 triệu đồng. Năm nay, Giải thưởng KOVA vinh danh đóng góp của 2 công trình khoa học ứng dụng (hạng mục Kiến tạo); 6 tấm gương với những việc làm tốt đẹp, nhân văn (hạng mục Sống đẹp) cùng 16 sinh viên xuất sắc có thành tích nghiên cứu khoa học (hạng mục Triển vọng).

Giai kova lan thu 14

Đại diện Lữ đoàn đặc công 126 và Thiếu tá Phạm Văn Sơn nhận giải thưởng KOVA – hạng mục Sống đẹp.

Ngoài ra, Ủy ban Giải thưởng KOVA còn trao 110 suất học bổng (mỗi suất trị giá 8 triệu) cho các sinh viên giàu nghị lực đến từ 58 trường đại học công lập trên cả nước; những sinh viên có hoàn cảnh gia đình nghèo khó và đặc biệt (như mồ côi, bố mẹ bệnh tật, khuyết tật,…) nhưng vẫn vươn lên học giỏi.

Ban tổ chức còn hỗ trợ chi phí đi lại và lo chỗ ăn ở cho hơn 100 người đạt giải từ khắp cả nước về TP HCM dự lễ trao giải. Các sinh viên còn được bố trí đi tham quan những điểm nổi tiếng ở TP HCM, tham gia các lớp đào tạo kỹ năng và được giao lưu, chia sẻ để có thêm nhiều động lực tiếp tục phấn đấu, đóng góp cho xã hội và đất nước.

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội và là thành viên Ủy ban Giải thưởng KOVA, đánh giá cao sáng kiến của các nhà khoa học, đóng góp của các tấm gương sống đẹp cũng như dành lời khen ngợi thành tích của các sinh viên đạt giải.

Lễ trao Giải thưởng KOVA hàng năm trở thành ngày hội tuyên dương những nhân tố xuất sắc của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: khoa học, giáo dục, hoạt động thiện nguyện,… và là nơi chắp cánh cho sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước. Với ý nghĩa nhân văn, Giải thưởng KOVA tôn vinh những “Giá trị Việt” và muốn giới thiệu “Niềm tự hào Việt” với khách mời quốc tế.

Qua 14 lần trao giải, Giải thưởng KOVA đã trao cho hàng trăm công trình khoa học ứng dụng, tấm gương người tốt việc tốt, cũng như trao giải thưởng/ học bổng cho nhiều sinh viên cả nước. Dự kiến Giải thưởng KOVA trong thời gian tới sẽ mở rộng thêm đối tượng và phạm vi, trao học bổng cho những sinh viên xuất sắc trong khu vực.

Kết quả giải thưởng KOVA – lần thứ 14

Giải thưởng KOVA – hạng mục Kiến tạo: trao cho 1 tập thể và 1 cá nhân. Đó là các công trình khoa học đã ứng dụng mang lại hiệu quả cho cộng đồng. Đặc biệt, cả hai công trình đạt giải năm nay đều thuộc lĩnh vực y học.

Giải Tập thể duy nhất được trao cho Tập thể Y bác sĩ Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP HCM với công trình: “Đánh giá hiệu quả sử dụng CHẾ PHẨM HỒNG CẦU LẮNG ĐÔNG LẠNH tại TP HCM”

Giải Kiến tạo cá nhân vinh danh đóng góp của PGS-TS-BS Tạ Thị Tuyết Mai – Trưởng Khoa Dinh Dưỡng – BV Nhân Dân Gia Định TP HCM với công trình: “Hội chứng kém dung nạp lactose ở bệnh viện nặng: Tỉ lệ mắc, chẩn đoán và hiệu quả nuôi dưỡng của sữa đậu nành bổ sung sữa bột nguyên kem và probiotic”.

Giải thưởng KOVA – hạng mục Sống đẹp: trao cho 2 tập thể và 4 cá nhân, vinh danh các tấm gương nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Những việc làm tử tế, cao đẹp của họ đã góp phần truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về những người Việt đầy tử tế và lòng nhân ái.

Giải được trao tặng cho Tập thể Lữ đoàn Đặc công 126, Quân chủng Hải quân và Thiếu tá Phạm Văn Sơn, Thuyền trưởng, Tàu 375, Lữ đoàn 162, Vùng 4, Quân chủng Hải quân: là những cá nhân/ tập thể tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Ngoài ra, giải Sống đẹp còn vinh danh 4 tấm gương khác:

* Tập thể y bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng, Làng Hòa Bình – BV Từ Dũ: là nơi nhận nuôi dưỡng, điều trị và dạy dỗ hàng trăm trẻ em khuyết tật nhiễm chất độc da cam bị bỏ rơi.

* Bà Nguyễn Thị Cúc (79 tuổi) – Chủ nhiệm Hợp tác xã Mây tre lá Ba Nhất – Bình Dương: Ra đời từ tâm huyết của Bà Cúc, Hợp tác xã Mây tre lá Ba Nhất đã tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động nghèo ít học. Hàng trăm ngàn sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo như: khay, kệ, giường, đồ trang trí… có mặt tại hơn 30 nước trên thế giới

* Ông Dương Văn Ngộ (86 tuổi, TP HCM): Gần 70 năm trong đời, ông gắn liền với lịch sử của Bưu điện Trung tâm, từ làm bưu tá đến nghề viết thư thuê. Ông đã viết hàng ngàn bức thư tay với 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Việt, giúp kết nối bốn phương. Khách du lịch tới đây bên cạnh tham quan bưu điện còn để trò chuyện cùng ông. Hình ảnh một cụ ông đã gần 90 tuổi mỗi ngày vẫn đạp xe, tỉ mỉ với con chữ đã từng xuất hiện bên các bài báo của nước ngoài, góp phần giới thiệu hình ảnh đẹp của người Việt Nam với du khách quốc tế.

* Chị Trần Thị Mỹ Quyên: Sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở Quảng Nam, bị khuyết tật cả hai bàn tay và hai bàn chân do nhiễm chất độc màu da cam nhưng vẫn nỗ lực vượt qua số phận. Tốt nghiệp ĐH ngành tiếng Pháp, chị dạy học cho trẻ khuyết tật rồi công tác tại ĐH Hoa Sen, sáng lập CLB Tình thương với nhiều hoạt động tình nguyện ý nghĩa. Hơn 12 năm nay, chị là đại diện của tổ chức hỗ trợ Nạn nhân chất độc màu da cam Việt – Pháp, lặn lội về vùng sâu vùng xa khắp các tỉnh miền Trung và miền Nam để làm cầu nối những trái tim, mang sự giúp đỡ của các mạnh thường quân quốc tế đến với hàng trăm em khuyết tật, với nguồn hỗ trợ từ 2-3 tỷ đồng/năm.

Giải thưởng KOVA – hạng mục Triển vọng:

Năm nay, có 16 sinh viên được trao Giải thưởng KOVA – hạng mục Triển vọng (10 triệu đồng/SV). Đó là những SV có học lực xuất sắc nhiều năm liền, là chủ nhiệm công trình nghiên cứu khoa học có triển vọng (đạt giải nghiên cứu từ cấp trường trở lên). Nhiều em còn đạt thành tích cao trong học tập như: đạt giải Olympic toàn quốc, danh hiệu SV 5 tốt cấp Trường, cấp thành phố, cấp quốc gia…

Học bổng KOVA:

Ngoài ra, Ủy ban Giải thưởng KOVA cũng trao tặng 110 suất Học bổng KOVA (8 triệu đồng/ suất) cho các SV nghị lực. Đó là các sinh viên vượt khó, học giỏi thuộc 58 trường đại học công lập trên khắp cả nước.

Theo S. Nhung
(Nguồn: Người lao động)

Facebook Youtube Tiktok Zalo