Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN

Bí quyết đạt “điểm rơi phong độ” ngay trong ngày thi

Làm thế nào để đạt kết quả tốt nhất có thể tương ứng với khả năng của mình khi tham gia những kỳ thi quan trọng? Để làm được điều đó, các bạn cần quan tâm đến một khái niệm được gọi là “điểm rơi phong độ”.

Các thí sinh thi môn Toán tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) sáng 4-7 – Ảnh: Minh Đức

Phong độ học tập của các bạn sẽ có lúc lên “cao chót vót” (những lúc tập trung cao độ hoặc những lúc các bạn dành nhiều thời gian đầu tư học tập) nhưng cũng có lúc phong độ “rơi tự do” (vì bận xem những bộ phim hay, những chuyến đi chơi…).

Điểm rơi phong độ” là thời điểm “phong độ” của mình đạt ở đỉnh cao nhất, điều đó có nghĩa là các bạn cần “canh” làm sao mà ngay ngày thi, “phong độ” học tập của các bạn đạt ở mức “thượng thừa”. Chắc hẳn các bạn tự hỏi làm sao để phong độ đạt ở đỉnh điểm cao nhất khi kỳ thi diễn ra. Các bạn cần quan tâm các yếu tố sau:

Tâm lý phải vững vàng

Trong kết quả khảo sát bỏ túi gần đây do Trung tâm đào tạo kỹ năng sống Ý Tưởng Việt thực hiện với hơn 2.000 học sinh lớp 12 tại TP.HCM với câu hỏi: “Hai tuần trước kỳ thi đại học, bạn làm gì?” thì có hơn 90% học sinh trả lời: “Em sẽ nghỉ ngơi, thư giãn”. Nhưng khi khảo sát thực tế lại có hơn 85% trong số các bạn đó “cắm đầu cắm cổ” học ngày học đêm đến nỗi mắt thâm quầng, mặt mày xanh như… tàu là chuối và không còn chút tâm lý nào để bước vào kỳ thi.

Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến tâm lý thí sinh trước kỳ thi.

Thứ nhất: áp lực từ gia đình, bắt buộc thí sinh phải thi đậu để nở mày nở mặt với gia đình, với bà con chòm xóm.

Thứ hai: áp lực do chính thí sinh tạo ra vì ganh đua bạn bè, với suy nghĩ: “Bạn mình đậu mà mình không đậu thì quê lắm”.

Chính những áp lực này khiến thí sinh như mang trên vai mình một tảng đá lớn và mang tâm lý nặng nề vào phòng thi, khiến chất lượng bài thi thấp hơn rất nhiều so với khả năng thực tế.

Bí quyết có tâm lý thoải mái trước ngày “xung trận”

Thứ nhất: tư duy tích cực. Thay vì lo sợ: “Chết rồi, mai là ngày thi, phải làm sao đây?” thì hãy nghĩ: “Mình rất tự tin chào đón kỳ thi! Vũ khí của mình là kiến thức. Đề có thế nào thì mình cũng có thể đối phó được”.

Thứ hai: thí sinh hãy dẹp bỏ tư tưởng: “Đã thi là phải đậu, không đậu thì mình sẽ… chết”. Thay vào đó, hãy suy nghĩ sẽ cố gắng hết khả năng. Như vậy, tâm lý bạn sẽ nhẹ nhàng và thoải mái hơn khi đối mặt với kỳ thi.

Những bí quyết nho nhỏ cho sức khỏe ngày thi

Thứ nhất: để đảm bảo dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ba ngày trước ngày thi thí sinh cần chọn ăn đúng một món ăn sáng bạn thích nhất như: cơm chiên, phở, hủ tiếu… nhưng chỉ nên ăn đúng một loại thức ăn và ở đúng một quán để cơ thể thích nghi tốt nhất.

Vào ngày thi, nhiều thí sinh ra quán ăn gần điểm thi ăn đại món nào đó lót bụng, khiến không ít bạn vào phòng thi mà mặt mày nhăn nhó, tay ôm bụng vì cơn đau quằn quại.

Thứ hai: thí sinh cần tập thói quen dậy sớm trước ngày thi ít nhất ba ngày để đồng hồ sinh học tự điều chỉnh thích nghi với thời gian đó. Có những trường hợp các bạn thí sinh đành ngậm ngùi tiếc nuối chỉ vì đến hội đồng thi trễ 15 phút.

Các bí quyết hữu ích trong phòng thi.

Khi đi thi, ngoài những vật dụng cần thiết phục vụ việc làm bài thì thí sinh còn cần mang theo những vật gì?

Thứ nhất: thời gian làm bài thi khá dài dễ gây mất năng lượng, chính vì vậy việc mang theo một thanh chocolate để bổ sung năng lượng có thể là ý tưởng nghe khá lạ nhưng rất thực tế. Chocolate có nhiều chất đường, cung cấp năng lượng cấp thời cho não, bên cạnh đó còn có chất cafein giúp bạn giữ tỉnh táo. Xem xét kỹ quy chế thi hiện nay thì không có khoản nào cấm thí sinh mang kẹo vào phòng thi.

Thứ hai: thí sinh cần mang theo đủ nước để uống. Theo các chuyên gia tâm lý, rất có thể nước làm tăng tốc độ truyền thông tin giữa các tế bào não. Một khả năng khác là những người uống đủ nước sẽ không bị phân tán tư tưởng bởi cảm giác khát nước mà nhờ đó có thể tập trung giải quyết bài thi. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng não người trưởng thành hoạt động hiệu quả hơn sau khi họ uống nước đầy đủ.

Thứ ba: khi nào nên xin tiếp giấy thi? Hầu hết thí sinh trả lời đó là khi viết hết tờ giấy thi hiện có. Nếu làm vậy thì dòng suy nghĩ sẽ bị cắt đứt trong khi chờ giám thị ký tên rồi mang giấy thi đến. Thay vào đó, khi viết đến trang thứ 4 của tờ giấy thi, bạn hãy nhanh chóng giơ tay xin tờ khác để có thể sử dụng ngay khi vừa viết xong và dòng suy nghĩ không bị ngắt quãng.

Thứ tư: bạn nhớ mang theo đồng hồ để luôn kiểm soát sát sao lượng thời gian đã trôi qua, đồng thời tránh quay qua hỏi thí sinh khác hay hỏi giám thị. Một ít khăn giấy cũng sẽ rất cần thiết nếu bạn ra mồ hôi nhiều hay nhằm lúc trời mưa, làm đổ nước khi uống…

(Nguồn: Tuổi trẻ)

Danh mục liên quan

Toàn cảnh tuyển sinh
image image image