Bức tranh toàn cảnh về ngành luật kinh tế
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hội nhập và xu hướng thời đại công nghệ 4.0, nhu cầu kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước càng diễn ra ngày càng sôi nổi. Đi kèm theo đó là nhu cầu tuyển dụng của ngành Luật kinh tế khá lớn. Vậy bản chất ngành luật kinh tế là gì? Học gì? Tương lai có phát triển hay không? Dưới đây là review A-Z ngành luật kinh tế, giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về ngành học này.
1. Ngành luật kinh tế là gì? Học những gì?
Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
Nói rộng ra, luật kinh tế đề cập đến các quy tắc, nguyên tắc pháp lý chi phối hoạt động kinh tế, bao gồm luật hợp đồng, luật doanh nghiệp, luật tài sản, luật thuế…
Luật kinh tế ra đời nhằm mục đích giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình tổ chức các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính-ngân hàng…
Đây là lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và cần thiết cho bất kỳ ai muốn làm việc trong lĩnh vực luật, tài chính, kinh doanh. Sinh viên học Luật kinh tế sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng từ nền tảng đến chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật kinh doanh bao gồm:
- Kiến thức nền tảng của thể chế pháp luật; vai trò của pháp luật trong kinh doanh;
- Kiến thức chuyên môn về tranh chấp, tố tụng trong kinh doanh và giải quyết tranh chấp thông qua quá trình phân xử;
- Khối kiến thức về luật hành chính, luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật lao động, luật thương mại quốc tế, luật đất đai, luật tài chính, luật đầu tư, luật tài sản, luật hợp đồng, luật kinh doanh quốc tế, v.v.
- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích, xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh và sự quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp;
Bên cạnh các kiến thức và kỹ năng chuyên môn, sinh viên luật kinh tế còn được trau dồi các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng soạn thảo hợp động, kỹ năng giải quyết tình huống… Với kiến thức nền móng vững chắc, cử nhân luật kinh tế hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại, tự lập trong nghành nghề.
2. Học luật kinh tế có khó không?
Không riêng gì ngành Luật kinh tế mà bất kỳ ngành học nào cũng có những thú vị và khó khăn nhất định. Trong quá trình trau dồi kiến thức để trở thành cử nhân luật kinh tế, bạn có thể phải đối mặt với những khó khăn như:
- Có rất nhiều khái niệm luật kinh tế mà bạn phải học. Chỉ cần hiểu nhầm hoặc hiểu chưa đủ một khái niệm có thể dẫn đến việc áp dụng sai các quy định của luật.
- Mỗi bộ luật sẽ có các nguyên tắc khắc nhau. Để hiểu cũng như áp dụng đúng, bạn cần cần có tư duy logic, hiểu rõ và nắm vững trước khi bắt đầu áp dụng các điều khoản.
- Một trong những khó khăn lớn khi học luật kinh tế là có nhiều văn bản luật liên tục được cập nhật, ban hành mới. Điều này có nghĩa là người áp dụng luật không những nắm rõ các quy định của luật hiện hành mà còn phải biết được những quy định ở cả luật cũ.
- Học luật để áp dụng vào thực tiễn đời sống. Do đó, trong quá trình học, giảng viên sẽ cung cấp các tình huống theo từng chủ đề của bài giảng. Để giải quyết các bài tập này, bạn không chỉ áp dụng lý thuyết đã được học vào tình huống mà còn biết phát huy khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp để làm việc hiệu quả.
3. Học luật kinh tế ra làm gì? Tương lai và cơ hội việc làm ngành luật kinh tế
Sinh viên ngành Luật kinh tế sau khi tốt nghiệp dễ dàng ứng tuyển vào nhiều vị trí làm việc với mức lương cao, chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
Tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc, mức lương dành cho cử nhân luật kinh tế có thể dao động từ 8 triệu – 50 triệu đồng/ tháng với các vị trí công việc sau:
- Chuyên viên hoặc quản lý bộ phận pháp chế, pháp lý tại các công ty, doanh nghiệp.
- Trợ lý, thư ký nghiệp vụ cho các luật sư tại văn phòng công chứng, công ly luật, văn phòng luật sư…
- Chuyên viên tư vấn ở các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
- Cơ hội nâng cao nghề nghiệp trở thành luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán..
- Giảng viên, nghiên cứu viên lĩnh vực luật kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu…
4. Học ngành luật kinh tế ở đâu uy tín?
Với đơn vị tiên phong trong giáo dục đào tạo, Trường Đại học Hoa Sen đã mở ngành đào tạo Luật kinh tế với chuyên ngành Luật Kinh Doanh Số.
Sự xuất hiện các công ty công nghệ, sự thay đổi hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng, thanh toán online, các ứng dụng trên nền tảng di động thúc đẩy kinh doanh online phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, ngành Luật Kinh Doanh Số hứa hẹn sẽ mang đến tương lai phát triển mới cho hệ thống Pháp luật Việt Nam.
Tham khảo: Trường đào tạo ngành luật kinh tế tại Việt Nam
Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh Doanh Số tại Hoa Sen được biên soạn dựa trên cập nhật các chương trình đào tạo của các trường đại học lớn trên thế giới. Đồng thời, chương trình cải tiến dựa trên khảo sát nhu cầu thực tế từ học viên và nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp bởi các giảng viên là các GS, PGS, TS đầu ngành.
Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về xã hội và con người để tự hoàn thiện bản thân, đồng thời được cung cấp các kiến thức lý thuyết, trau dồi kỹ năng thực tiễn thuộc các lĩnh vực pháp luật và luật kinh doanh số để giải quyết các vấn đề chuyên môn liên quan trong thời đại công nghệ số 4.0. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh qua 6 môn học chuyên ngành Luật kinh doanh số được dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Nhà trường chú trọng thực hành trong từng môn học, sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế tại các công ty, cảng , tòa án để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên hoàn toàn có đủ khả năng để đảm nhiệm các vị trí trong ngành Luật kinh tế, phát triển bản thân toàn diện nhất.
Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn
Tham khảo thêm thông tin về ngành Luật kinh tế của Đại học Hoa Sen tại đây.