Các chuyên ngành Luật của Việt Nam hiện nay
Việc nắm rõ các ngành Luật ở Việt Nam hiện nay rất quan trọng giúp các bạn sinh viên lựa chọn được chuyên ngành phù hợp với khả năng của mình. Tuy nhiên, ngành Luật khá đa dạng khiến cho các bạn có mong muốn theo học ngành này băn khoăn trong việc lựa chọn chuyên ngành để theo học. Trong bài viết dưới đây, Đại học Hoa Sen sẽ giải đáp cụ thể các chuyên ngành Luật ở Việt Nam và cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên ngành Luật. Nếu bạn quan tâm thì hãy cùng Đại học Hoa Sen theo dõi nhé!
Ngành Luật là gì?
Ngành Luật hiểu một cách đơn giản là một đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật gồm các quy định điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất và nội dung nằm trong lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó một số lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, công chứng viên, chấp hành viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.
Ở chương trình Đại học, ngành Luật bao gồm các chuyên ngành như: Luật Kinh tế, Luật tài chính – thương mại, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Đất đai,… Khi theo học các ngành này các bạn sinh viên sẽ được học các kiến thức luật ở nhiều lĩnh vực trong đời sống. Hiện nay, ngành Luật là một trong những ngành học đang “hot” ở nước ta. Số lượng sinh viên đăng ký theo học chuyên ngành mỗi năm rất cao. Điều đó chứng tỏ rằng ngành luật đang có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Một số chuyên ngành luật ở Việt Nam
Có rất nhiều chuyên ngành Luật cho các bạn lựa chọn. Sau đây là một số chuyên ngành Luật phổ biến được đào tạo ở các trường Đại học tại Việt Nam cho các bạn sinh viên tham khảo:
Luật dân sự
Chuyên ngành Luật dân sự là nghiên cứu và giải quyết các quan hệ dân sự. Quan hệ dân sự gồm quan hệ tài sản dưới hình thức hàng hóa tiền tệ và một số quan hệ nhân thân theo nguyên tắc: bình đẳng, tự do, tự định đoạt khởi tố dân sự và trách nhiệm vật chất của chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.
Khi theo học ngành Luật dân sự các bạn sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về chuyên ngành như: các hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, vấn đề về sở hữu công nghiệp, tố tụng dân sự hay các vấn đề về luật hôn nhân gia đình,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được nâng cao kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, tư vấn pháp luật và soạn thảo hợp đồng.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật dân sự, sinh viên có thể làm việc tại Trung tâm tư vấn hôn nhân và gia đình, giảng dạy các môn học về Luật dân sự tại các trường Đại học hoặc Cao đẳng, làm việc tại Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án,…
Luật hình sự
Chuyên ngành Luật hình sự nghiên cứu và xác định các hành vi bị xem là tội phạm và áp dụng mức độ hình phạt tương ứng. Sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Ngoài ra, sinh viên còn được học các kiến thức về luật dân sự, luật tố tụng hình sự, luật hình sự, tội phạm học, khoa học điều tra hình sự,…
Khi học ngành Luật dân sự, các bạn còn được nâng cao kỹ năng mềm như: kỹ năng viết văn bản pháp luật, kỹ năng đàm phán. Hơn nữa, sinh viên còn được tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện pháp luật, góp phần phục vụ cho công tác điều tra phá án.
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Luật hình sự có thể đảm nhiệm một số vị trí công việc như: Chuyên viên tư vấn luật trong lĩnh vực hình sự, cán bộ làm việc tại Viện kiểm sát,…
Luật thương mại
Luật thương mại là một trong những chuyên ngành của ngành Luật được nhiều bạn sinh viên yêu thích. Khi theo đuổi chuyên ngành này sinh viên sẽ được học các kiến thức liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, thuế, môi trường, tài chính và đất đai,…
Cử nhân ngành Luật thương mại có thể làm chuyên viên tại Cục hải quan, Cục thuế hoặc Sở kế hoạch đầu tư,… Ngoài ra, các bạn còn có thể làm chuyên viên ở cơ quan huyện như Ủy ban nhân dân, phòng thuế, phòng kinh tế hoặc có thể công tác ở Viện kiểm sát hay làm luật sư chuyên về lĩnh vực kinh tế.
Luật kinh tế
Chuyên ngành Luật kinh tế là nghiên cứu và thực hiện giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi học ngành này, sinh viên được trang bị các kiến thức về luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật sử hữu trí tuệ, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại,…
Sau khi ra trường, sinh viên ngành Luật kinh tế có thể làm chuyên gia tư vấn pháp lý, tư pháp hay chuyên viên tài chính, chuyên viên lập pháp.
Luật hành chính
Học chuyên ngành Luật hành chính là nghiên cứu và giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau như: chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội. Đây là một ngành học phổ biến nhất và cơ hội có việc làm rất cao sau khi tốt nghiệp ra trường.
Khi lựa chọn chuyên ngành luật hành chính, sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản về: Hiến pháp, lịch sử nhà nước, Lý luận nhà nước và pháp luật, pháp luật đại cương,… Bên cạnh đó, các bạn còn được học các kiến thức liên quan đến chuyên ngành như: luật hành chính, luật tổ chức nhà nước, luật hành chính nhà nước,…
Việc làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật hành chính khá rộng rãi. Các bạn có thể đảm nhiệm một số vị trí như: luật sư, giảng viên giảng dạy môn học liên quan đến luật hành chính, làm cán bộ tư vấn pháp luật,…
Luật quốc tế
Chuyên ngành luật quốc tế đào tạo theo 3 khối kiến thức cơ bản bao gồm:
- Khối kiến thức liên quan đến lĩnh vực Công pháp quốc tế.
- Khối kiến thức liên quan đến luật so sánh và luật thương mại quốc tế.
- Khối kiến thức về lĩnh vực tư pháp quốc tế.
Sinh viên sẽ được học các kiến thức nền tảng về Hiến pháp, lý luận nhà nước và pháp luật, pháp luật đại cương,.. Bên cạnh đó, các bạn còn được học chuyên sâu về Luật quốc tế công và Luật quốc tế tư, Luật nhân quyền, Luật thương mại quốc tế,…
Việc làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành luật quốc tế khá rộng mở. Các bạn sinh viên có thể xin vào làm công chức hoặc viên chức tại các cơ quan nhà nước, luật sư, chuyên gia pháp lý trong các tổ chức phi chính phủ,…
Luật lao động
Chuyên ngành luật lao động là nghiên cứu và giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan giữa người sử dụng lao động và người lao động làm công ăn lương.
Sinh viên khi theo học chuyên ngành này được trang bị kiến thức nền tảng về Hiến pháp, lý luận nhà nước và pháp luật,…Ngoài ra, các bạn còn được học chuyên sâu về Luật lao động, Luật quốc tế, Luật nhân quyền, Luật thương mại quốc tế,…
Cơ hội nghề nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Luật
Ngành Luật có mặt hầu hết ở mọi khía cạnh của cuộc sống nên những ai theo đuổi chuyên ngành này đều được trọng dụng. Tuy nhiên vẫn còn không ít bạn sinh viên cho rằng, học Luật ra trường chỉ làm luật sư hoặc đảm nhiệm một số vị trí trong cơ quan nhà nước, tòa án. Nhưng thực tế khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật các bạn có thể xin vào làm tại các Công ty Luật, công tác trong ngành công an,… Sau đây là một số công việc dành cho sinh viên học Luật:
Cố vấn pháp lý
Cố vấn pháp lý là vị trí có cơ hội việc làm cao trong tuyển dụng việc làm ngành Luật. Sau khi ra trường bạn có thể đảm nhiệm công việc tư vấn về pháp luật, làm việc cho đơn vị thuộc các ngành nghề như: tài chính, tài sản, chăm sóc sức khỏe hoặc bảo hiểm. Làm cố vấn pháp lý bạn sẽ phải cung cấp lời khuyên, xem tài liệu pháp lý, chuẩn bị các vụ kiện, đại diện cho Công ty trước tòa.
Để làm tốt công việc cố vấn pháp lý đòi hỏi bạn phải có kỹ năng thuyết phục, giao tiếp tốt, hiểu rõ những quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành và có tác phong chuyên nghiệp.
Mức lương của cố vấn pháp lý dao động từ 8 – 25 triệu đồng phụ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn.
Thẩm phán
Thẩm phán là một chức danh xét xử chuyên nghiệp nên được rất nhiều sinh viên ngành Luật ao ước. Bằng khả năng diễn giải thuyết phục và áp dụng luật, thẩm phán sẽ đưa ra quyết định một cách công bằng về các vụ việc tại tòa án. Để trở thành một thẩm phán là cả một quá trình khổ luyện. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật bạn cần phải làm thư ký tòa án, tham gia vào khóa đào tạo nghiệp vụ và phải được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Hiện nay, mức lương của thẩm phán khoảng trên 8 triệu đồng kèm theo phụ cấp và tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ chuyên môn.
Giảng viên ngành Luật
Nếu bạn là một người có niềm đam mê với nghiên cứu ngành Luật thì có thể xem xét công việc giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng. Công việc của một giảng viên ngành Luật là cung cấp kiến thức liên quan đến chuyên ngành cho sinh viên, quản lý các bài kiểm tra, chấm bài tiểu luận, xây dựng kế hoạch giảng dạy hoặc có thể tham gia nghiên cứu và xuất bản các văn bản luật.
Yêu cầu ứng tuyển giảng viên ngành Luật là phải có bằng thạc sĩ trở lên hoặc có ít nhất bằng cử nhân loại giỏi hệ chính quy. Ngoài nắm rõ các kiến thức liên quan đến chuyên ngành, bắt buộc các bạn sinh viên cần phải có nghiệp vụ sư phạm thì mới có thể trở thành giảng viên ngành Luật.
Mức lương của một giảng viên ngành Luật khoảng 7 – 10 triệu đồng hoặc cao hơn phụ thuộc vào kinh nghiệm giảng dạy, bằng cấp.
Làm việc tại các ngân hàng đầu tư
Nếu bạn là một luật sư giỏi có thể làm làm việc trong môi trường làm việc cạnh tranh thì có thể xem xét làm tại các ngân hàng đầu tư. Khi đảm nhiệm vị trí này nhiệm vụ của bạn là giúp khách hàng bán tài sản tài chính hoặc tư vấn cho khách hàng các khoản đầu tư phù hợp nhất thông qua quy trình bảo lãnh.
Mức lương trung bình của một chuyên viên làm việc tại ngân hàng đầu tư khoảng 9 – 12 triệu đồng dựa vào công việc và kinh nghiệm làm việc.
Người quản lý hợp đồng
Nếu bạn có kỹ năng viết hợp đồng nâng cao thì có thể ứng tuyển vào vị trí quản lý hợp đồng với mức lương cực kỳ hấp dẫn. Nhiệm vụ của một người làm quản lý hợp đồng là soạn thảo, xem xét và đàm phán hợp đồng. Ngoài ra, khi làm công việc này bạn còn phải quản lý các tài liệu quan trọng và thường xuyên cập nhật thông tin cho các bên liên quan.
Ngành Luật nên học ở trường Đại học nào?
tàixỉu online là một trong những trường Đại học đào tạo ngành Luật uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Các chuyên ngành Luật của HSU được đào tạo theo chuẩn chất lượng đã được Hội đồng thẩm định. Sau đây là ưu điểm của ngành Luật trường Đại học Hoa Sen:
- Sinh viên ngành Luật của trường sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng của khóa học pháp lý chuyên ngành về Hiến pháp, luật dân sự, luật hành chính, luật kinh doanh, luật quốc tế,…
- Đội ngũ giảng viên của trường là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Luật. Với phương pháp giảng dạy hiện đại giúp các bạn sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức và có thể vận dụng tốt vào vấn đề pháp lý cụ thể.
- Cơ sở vật chất khang trang mang đến cho các bạn sinh viên một môi trường học tập tốt nhất, có nhiều cơ hội phát triển năng lực bản thân.
- Khi theo học chuyên ngành Luật tại tàixỉu online các bạn sinh viên còn có cơ hội được trải nghiệm thực tập tại nhiều Văn phòng luật sư, cơ quan nhà nước, tòa án. Đặc biệt là các bạn có thể đi nước ngoài tham quan các văn phòng – Công ty Luật nổi tiếng.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật tại HSU cơ hội việc làm rất cao, có thể đảm đảm nhiệm một số công việc như: thẩm phán, luật sư, kiểm soát viên, chuyên viên pháp lý,….
Trên đây là thông tin về các ngành luật ở Việt Nam hiện nay và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Luật. Nếu bạn đang có mong muốn theo đuổi chuyên ngành này thì trường Đại học Hoa Sen chính là một ngôi trường mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Hãy liên hệ với hotline hoặc truy cập website của trường để tìm hiểu những thông tin về ngành Luật tại HSU. Nhà trường rất sẵn lòng đồng hành cùng các em trên hành trình theo đuổi ngành Luật và trở thành một luật sư tài giỏi trong tương lai.
Xem thêm:
Các trường đào tạo ngành luật uy tín, chuyên nghiệp
Nên học ngành luật nào để tốt cho tương lai