Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN

Ngành quan hệ công chúng: Tương lai, cơ hội và thách thức

Sau đại dịch Covid-19, yếu tố “tin cậy, xác thật” của thông tin được cộng đồng quan tâm hơn bao giờ hết. Điều này đặt dẫn đến vai trò của bộ phận Quan hệ công chúng trong doanh nghiệp được chú trọng nhiều hơn? Làm cách nào để thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải đúng, có sức hút đến nhóm cộng đồng, khách hàng của thương hiệu. Sự bùng nổ của công nghệ AI, liệu có ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngành PR trong kỷ nguyên số? Nếu bạn yêu thích ngành quan hệ công chúng, liệu bạn đã sẵn sàng để trở thành chuyên gia PR? Bạn đã hiểu rõ ngành quan hệ công chúng là gì? Có dễ dàng phát triển trong tương lai hay không?

Ngành quan hệ công chúng là gì? Tương lai, cơ hội và thách thức

Quan hệ công chúng là ngành gì? Ngành quan hệ công chúng: Tương lai, cơ hội và thách thức

1. Quan hệ công chúng là ngành gì?

Quan hệ công chúng hay còn gọi là PR (Public Relations) là ngành học chuyên đào tạo cho học viên những kiến thức và kỹ năng trong việc xây dựng, thiết lập các mối quan hệ song phương giữa doanh nghiệp, tổ chức với các đối tác, khách hàng hay cộng đồng, công chúng.

Mục tiêu hướng đến của ngành quan hệ công chúng là tạo sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng, lan tỏa thông điệp, nâng cao hình ảnh và  của doanh nghiệp trong cộng đồng. Không chỉ thế, quan hệ công chúng còn là phương tiện giúp doanh nghiệp triển khai các chiến lược marketing một cách hiệu quả hơn, củng cố lòng tin, duy trì danh tiếng.

Quan hệ công chúng là cầu nối giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, và cộng đồng.

Quan hệ công chúng là cầu nối giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, và cộng đồng.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật số đã tác động không nhỏ đến mọi lĩnh vực. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quan hệ công chúng cũng ngày càng tăng nhanh. Chính vì thế, chương trình đào tạo của ngành quan hệ công chúng tại các trường Đại học luôn phải cập nhật và liên tục đổi mới để phù hợp với xu hướng thị trường.

Khi học ngành quan hệ công chúng, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn về lập kế hoạch truyền thông, quan hệ báo chí, quản trị rủi ro, PR nội bộ, PR với giới đầu tư, cộng đồng, khách hàng; đạo đức PR… Không chỉ vậy, sinh viên còn được trau dồi thêm các kỹ năng khác như quản lý thời gian, giao tiếp, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm,…

Học quan hệ công chúng, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng để giải quyết các vấn đề, tình huống một cách linh hoạt.

Học quan hệ công chúng, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng để giải quyết các vấn đề, tình huống một cách linh hoạt.

2. Những tố chất cần có khi học ngành quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là công việc đòi hỏi bạn phải có khả năng xây dựng mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì thể, một chuyên viên PR được xem như là một cầu nối phát đi thông điệp đại diện cho một doanh nghiệp, cũng có khi đại diện doanh nghiệp xử lý các khủng hoảng hoặc triển khai các chiến dịch PR gia tăng hình ảnh thương hiệu. Để làm được điều đó, sinh viên ngành quan hệ công chúng cần hội tụ những tố chất sau:

2.1. Năng động, sáng tạo

Tính năng động và sáng tạo được xem là tố chất không thể thiếu ở một người hoạt động trong ngành quan hệ công chúng. Các tố chất này sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh những thay đổi của ngành PR cũng như sáng tạo trong những chiến dịch truyền thông tạo nên tiếng vang cho chiến dịch và gây đậm dấu ấn với nhóm đối tượng, cộng đồng.

2.2. Biết xây dựng thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân chính là “vũ khí” giúp bạn xây dựng được sự uy tín, có được lòng tin từ khách hàng, đối tác. Bên cạnh đó, có một hình ảnh cá nhân thu hút sẽ giúp con đường thăng tiến của bạn trở nên thuận lợi hơn.

Học quan hệ công chúng là học xây cầu nối giữa thương hiệu và cộng đồng.

Học quan hệ công chúng là học xây cầu nối giữa thương hiệu và cộng đồng.

2.3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Tính chất công việc của ngành quan hệ công chúng luôn phải gặp gỡ và giao tiếp với khách hàng, chính vì thế đòi hỏi bạn phải là người hoạt ngôn và khéo léo trong lời nói của mình.

2.4. Luôn cập nhật tin tức, xu hướng thị trường

Tố chất này sẽ giúp bạn nắm bắt được những thời cơ, cũng như dự báo các tình huống rủi ro trong tương lai. Từ đó, bạn sẽ xây dựng được các phương án và cách giải quyết một cách tối ưu nhất cho doanh nghiệp, tổ chức.

2.5. Khả năng xử lý tình huống

‘’Khủng hoảng truyền thông’’ là khái niệm không hề mới đối với những người học và làm trong ngành quan hệ công chúng. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, mỗi thương hiệu đều khó kiểm soát thông tin đa chiều. Người làm quan hệ công chúng phải thật sự bản lĩnh, sáng suốt và nhìn nhận vấn đề khách quan hơn để đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng một cách thành công.

3. Ngành quan hệ công chúng: Tương lai, cơ hội và thách thức

Sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng khốc liệt, đặc biệt sau đại dịch covid-19, sự thay đổi trong hành vi của khách hàng, công nghệ phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi trong chiến lược phát triển của mình, và PR cũng không nằm ngoài xu thế ấy. PR giúp doanh nghiệp truyền tải câu chuyện của mình một cách gián tiếp thông qua bên thứ 3, đó chính là các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tuy nhiên, để sáng tạo các chiến dịch PR hiệu quả, các chuyên viên PR cần phải tận dụng công nghệ, phân tích và xử lý dữ liệu người dùng đồng thời tập trung vào trải nghiệm, sáng tạo, có cảm xúc để thu hút khách hàng tham gia chiến dịch.Mỗi ngày, xu hướng phát triển của Quan hệ công chúng thay đổi không ngừng, và thách thức đối với mỗi chuyên viên PR là cần học hỏi, trau dồi và cập nhật kiến thức mỗi ngày.

tàixỉu online

Đơn giản hóa thông điệp cũng giúp cho chiến dịch PR thành công.

Theo thống kê của hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, nước ta có khoảng 7.000 công ty quảng cáo và cần ít nhất 70.000 lao động. Con số này chưa kể đến sự phát triển rầm rộ của các tập đoàn truyền thông, công ty PR… cũng đang có nhu cầu về nguồn lực lớn.

Sinh viên ngành quan hệ công chúng luôn có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được làm việc với truyền thông báo chí, kết nối với những người nổi tiếng và xê dịch nhiều nơi… Cụ thể, sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí như:

  • Chuyên viên quan hệ công chúng (PR): Nhiệm vụ xây dựng, tìm kiếm các mối quan hệ tiềm năng cho doanh nghiệp, phụ trách làm việc với bộ phận công chúng, báo chí, truyền thông nội bộ. Đồng thời, giải quyết các vấn đề phát sinh về mặt hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp.
Ngành quan hệ công chúng thu hút nhiều bạn trẻ theo học.

Ngành quan hệ công chúng thu hút nhiều bạn trẻ theo học.

  • Chuyên viên marketing: Đảm nhiệm công việc triển khai các chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Chuyên viên tư vấn chiến lược quan hệ công chúng: là bộ phận có vai trò phân tích và nghiên cứu nhu cầu thị trường, từ đó tư vấn cho doanh nghiệp những phương án, chiến lược tối ưu nhất.
  • Phóng viên, nhà báo: chủ yếu làm việc ở các tòa soạn, đài truyền hình,… Ở vị trí này, công việc của bạn là thu thập, đính chính tin tức, viết báo và tạp chí.
  • Nhân viên tổ chức sự kiện: trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức một sự kiện. Cụ thể, công việc của vị trí này sẽ bao gồm lên kế hoạch, ý tưởng, xây dựng kịch bản và tiến hành kiểm tra, đánh giá các sản phẩm dùng để tổ chức sự kiện.

Sự thay đổi và phát triển của công nghệ số vừa tạo ra cơ hội rộng mở cho những người làm quan hệ công chúng. Với môi trường năng động, nơi mọi người có thể tìm kiếm và lưu trữ thông tin trong vài giây cũng tạo ra nhiều thách thức mà những người làm PR đối mặt như: Đề cao tính trách nhiệm, vượt qua sức ép sự minh bạch, giữ niềm tin vào truyền thông, kiểm soát truyền thông…

Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn 

Tham khảo thêm thông tin về Ngành Quan hệ công chúng của Đại học Hoa Sen tại đây.

image image image