Tâm lý học là ngành gì? Học gì? Học ở đâu tại TP HCM?
Hẳn là một sai lầm nếu bạn nghĩ rằng, tốt nghiệp ngành tâm lý học chỉ có thể trở thành nhà nghiên cứu tâm lý mặc dù đây là lựa chọn khá thú vị. Tuy nhiên, tâm lý học là lĩnh vực có tính ứng dụng rộng rãi trên nhiều phương diện đời sống, do đó mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng và được nhiều bạn trẻ cân nhắc định hướng cho tương lai. Vậy tâm lý học là ngành gì? Học gì? Liệu có phù hợp với bạn hay không? Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu tất tần tật về ngành học khá mới mẻ này nhé!
1. Tâm lý học là ngành gì? Hiểu về tâm lý học
Tâm lý học là ngành học chuyên nghiên cứu về hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người, cụ thể là cảm xúc, ý chí và hành động của họ. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của các hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi cũng như tinh thần của con người.
Những người có chuyên môn ứng dụng và nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý, sẽ được gọi là nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm lý. Nhiệm vụ của một nhà tâm lý học là phải tìm ra nguyên nhân khiến tinh thần của thân chủ bất ổn, sau đó hướng dẫn giúp họ vượt qua, quay về với cuộc sống thường ngày với tâm lý ổn định.
Theo học chuyên ngành tâm lý học, sinh viên sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở cho đến nâng cao về lĩnh vực tâm lý, có thể xử lý các tình huống trong đời sống, giải quyết mâu thuẫn tâm lý cho thân chủ.. Cho dù học bất kỳ lĩnh vực nào, bạn đều cần học cách kiên nhẫn, bình tĩnh và ứng xử khéo léo trước mọi tình huống bất ngờ.
Chính vì vậy, trong quá trình học tập ngành tâm lý học, sinh viên còn được mài giũa những kỹ năng mềm để nâng cao bản thân như: kỹ năng nghiên cứu, tư duy phản biện, phân tích dữ liệu, kỹ năng giải quyết vấn đề và quan trọng nhất là kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Để phát triển trong ngành tâm lý học, bạn cần học cách kiên nhẫn, khéo léo xử lý vấn đề và giao tiếp hiệu quả
Ngành tâm lý học mang tính ứng dụng với nhiều tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực khác nhau. Trên thực tế, xã hội ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò của sức khỏe tâm lý và tầm quan trọng của việc chăm sóc tâm lý. Do đó, nhu cầu tuyển dụng nhân viên tâm lý trong các tổ chức y tế, trường học, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội ngày càng tăng cao.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các cơ sở y tế, phòng khám tâm lý, trường học, các tổ chức tư vấn tâm lý, cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý và phân tích dữ liệu với các vị trí như: tư vấn viên tâm lý, nhân viên tâm lý, giáo viên tâm lý, và nhà nghiên cứu tâm lý.
2. Ngành tâm lý học học những môn gì?
Để trở thành một nhà tâm lý học, bạn cần nghiên cứu về những hiện tượng diễn ra trong thế giới nội tâm của con người như suy nghĩ, hành vi, tư tưởng và cả cảm xúc. Nói cách khác, với tâm lý học, bạn sẽ nhìn nhận, đánh giá tâm lý của người khác thông qua môi trường và yếu tố ngoại cảnh. Những môn học phổ biến của chuyên ngành này gồm:
- Môn tâm lý học lâm sàng (Clinical Psychology)
- Môn tâm lý học nhận thức xã hội (Cognitive Psychology)
- Môn tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology)
- Môn tâm lý học về sự phát triển (Developmental Psychology),…
Bạn có thể tùy chọn môn học tâm lý học nâng cao theo định hướng nghề nghiệp của bản thân ở một lĩnh vực yêu thích
Đối với sinh viên đại học từ năm thứ 3 trở đi sẽ được chọn một số môn học nâng cao theo định hướng nghề nghiệp riêng, chẳng hạn như chuyên ngành tham vấn trị liệu chuyên giải quyết các mối quan hệ xã hội và khó khăn trong tâm lý cá nhân; hay tham vấn hướng nghiệp Bên cạnh việc trau dồi những môn học chuyên ngành, để trở thành một nhà tâm lý học xuất sắc, bạn cần phải trau dồi những kỹ năng như:
- Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu, thông cảm cho cảm xúc của người khác.
- Kỹ năng giao tiếp, khả năng diễn đạt thông suốt, có thể thuyết phục người nghe một cách khéo léo.
- Khả năng chịu đựng áp lực và kiên trì giúp đỡ thân chủ tìm ra được phương hướng đúng để giải quyết khó khăn.
3. Ngành tâm lý học trường nào? Học ở đâu tại TP HCM?
Với cam kết dẫn đầu trong chất lượng cùng những điểm đột phá trong chương trình đào tạo, ngành Tâm lý học tại Đại học Hoa Sen hướng đến việc phát triển nguồn nhân lực tâm lý chất lượng cao, có thái độ đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và năng lực chuyên môn toàn diện, có ưu thế cạnh tranh cao trong nghề cùng với khả năng hội nhập quốc tế và học tập suốt đời.
Điểm mạnh của chương trình Tâm lý học HSU là được xây dựng trên khảo sát nhu cầu thực tế, được tư vấn và công nhận bởi các chuyên gia quốc tế đầu ngành; đặc thù theo hướng ứng dụng “Kết hợp viện-trường”.Sinh viên được kiến tập và thực hành lâm sàng tại các cơ sở dịch vụ tâm lý và chính Trung tâm Tham vấn Tâm lý của trường.
Đội ngũ giảng viên chất lượng được đào tạo tại Việt Nam và quốc tế; có sự tham gia của các tâm lý gia nước ngoài. Sinh viên có cơ hội thực tập và tham gia chương trình liên kết quốc tế, khả năng cạnh tranh nghề nghiệp ở khu vực Đông Nam Á.
Trong quá trình học, sinh viên được sử dụng giáo trình chuyên ngành và cơ sở dữ liệu nghiên cứu được cập nhật thường xuyên.
Sinh viên lựa chọn 1 trong 2 chuyên ngành: Tham vấn trị liệu hoặc Tham vấn hướng nghiệp. Mỗi chuyên ngành có 6 môn (18 tín chỉ) và 4 môn chuyên ngành tự chọn.
Tham vấn trị liệu: Trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức và kỹ năng hỗ trợ cho thân chủ thăng tiến bản thân, nhận diện và vượt qua các khó khăn tâm lý cá nhân; Các môn tiêu biểu: Lý thuyết và Kỹ thuật Tham vấn, Tâm lý Lâm sàng, Trị liệu Nhận thức Hành vi, …
Tham vấn hướng nghiệp: Phát triển chuyên môn giúp sinh viên hỗ trợ hiệu quả cho thân chủ trong việc khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp; Các môn tiêu biểu: Tham vấn hướng nghiệp, Tham vấn học đường, Năng động nhóm, …
Sinh viên sau khi ra trường có thể hành nghề tại: Phòng Nhân sự, Marketing tại các doanh nghiệp; Trường học hay các trung tâm đào tạo/ huấn luyện; Cơ sở y tế và các đơn vị cung cấp dịch vụ tâm lý; Các tổ chức trong nước, quốc tế và phi chính phủ.
Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn
Tham khảo thêm thông tin về ngành Tâm lý học của Đại học Hoa Sen tại đây.
Ưu đãi các chính sách học phí //pertoo.com/tuyensinh/dac-quyen-hoa-sen-boarding-pass/