Trang chủ - tàixỉu online

Đại học Hoa Sen – HSU
VI EN
tàixỉu online

Xu hướng áp dụng trí tuệ nhân tạo A.I trong giảng dạy ngôn ngữ: Triển vọng và Thách thức

Đây chính là nội dung trong buổi nói chuyện chuyên đề của PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, trưởng Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hoa Sen tại sự kiện triển lãm Công nghệ giáo dục quốc tế BESS Việt Nam 2019 (Tp.HCM) diễn ra từ ngày 5/-3 – 06/03/2019. 

Khi việc học ngọai ngữ, đặc biệt tiếng Anh vẫn còn khá bất cập thì việc áp dụng công nghệ A.I hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy sẽ đem đến nhiều trải nghiệm hứng thú và chủ động cho người học. Đặc biệt ở Việt Nam đang rất thiếu môi trường thực hành tiếng cho người học thì công nghệ A.I đã hỗ trợ giải quyết được vấn đề đó. Các giáo viên có thể sử dụng các hệ thống trí tuệ nhân tạo để tạo ra các bài tập luyện viết, luyện nói cho người học. Hệ thống sẽ hỗ trợ có những phản hồi, chấm điểm ban đầu. Tất nhiên sẽ có những cái chưa tốt như các thầy cô giáo nhưng hoạt động đó sẽ tăng hứng thú cho người học, đồng thời tăng thời lượng thực hành. Trong thời gian gần đây, một số xu hướng đã xuất hiện ở Việt Nam như sử dụng robot dạy tiếng Anh, công nghệ thực tế ảo, dịch tự động và dạy học di động.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, trưởng Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hoa Sen.

Ông Nguyễn Ngọc Vũ, trưởng Khoa Khoa Ngoại Ngữ trường Đại học Hoa Sen cho biết điều lo ngại hiện nay chúng ta vẫn còn hơi chậm chân trong việc sử dụng các công nghệ mới này để hỗ trợ giảng dạy. Tâm lý của các thầy cô giáo nhìn chung vẫn còn e ngại. Có lẽ chúng ta cần làm cho các thầy các cô hiểu rằng các hệ thống này bản chất nó chỉ là những người giúp việc cho các thầy cô giáo. Nó thông minh hơn trước, có thể tự động hóa một số tác vụ  Nếu như chúng ta có chiến lược tập huấn nhanh chóng hơn các công cụ này. Tôi nghĩ sắp tới sẽ tạo ra được nhiều thay đổi.

Tại buổi chuyên đề, ông Vũ cũng đề xuất một số giải pháp như các trường nên có các buổi thảo luận, trao đổi những thông tin, những ý tưởng mới về các công nghệ, công cụ có thể sử dụng. Thời gian vừa qua rất nhiều nơi ở Việt Nam, tập trung quá nhiều về việc đầu tư phần cứng, phòng Lab multimedia, bảng tương tác nhưng không phát huy được hiệu quả. Do đó, nên đầu tư vào hạ tầng và đi theo trào lưu được ưa chuộng ở các nước đó là “Bring your own device (BYOD) nghĩa là nhà trường đầu tư hạ tầng kết nối, thiết bị do người học mang đến. Các trường cũng nên có chiến lược đầu tư vào học liệu thay vì mua phần cứng. Vì học liệu tốt có thể tồn tại lâu dài, mà nếu có thay đổi platform, thì các dữ liệu video, nội dung, gói bài giảng theo chuẩn SCORM cũng có thể sử dụng được. Học liệu tốt có thể xuất khẩu đi sang các trường khác. Bên cạnh đó, các trường cũng nên tích cực tìm công cụ trí tuệ nhân tạo phù hợp để hỗ trợ nâng cao chất lượng giảng dạy.Hiện có rất nhiều giải pháp nếu suy nghĩ về vấn đề đó chắc chắn sẽ có câu trả lời.

PGS TS Nguyen Ngoc Vu truong khoa Ngoai ngu DH Hoa Sen

Được biết, tại Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Hoa Sen cũng bắt đầu triển khai một số ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Cụ thể, toàn bộ các giảng viên của Khoa Ngoại ngữ, toàn bộ sinh viên đều đã có tài khoản trong hệ thống dạy học trực tuyến được hỗ trợ bởi một hệ thống trí tuệ nhân tạo. Đặc điểm đáng chú ý ít nhất là hệ thống có thể dự báo được kết quả học của sinh viên. Ví dụ bạn học một khóa tiếng Anh được các thầy cô giáo đánh giá kết quả thì sang đến khóa học tiếp theo, đến khoảng giữa học kỳ thôi, hệ thống sẽ dự báo bạn có khả năng đậu hay rớt.

Ông Vũ cũng chia sẻ thêm: “Hệ thống có thể đưa ra các dự báo cho cấp quản lý là bạn sinh viên này có khả năng hoàn thành khóa học hiện tại hay không. Ngoài ra, hệ thống có thể đưa ra những dự báo các thầy cô giáo có đang dạy học nhiều trong đó hay không, hoạt động đó diễn ra mạnh mẽ tích cực hay không? Chúng tôi rất kỳ vọng với sự hỗ trợ của hệ thống này cùng với các công nghệ trí tuệ nhân tạo khác chúng tôi sắp triển khai như là hệ thống đánh giá viết tiếng Anh chủ động, hệ thống luyện nói tiếng Anh chủ động. Thời lượng thực hành ngoại ngữ, mức độ hứng thú và sự đa dạng trong mức độ học tập của các bạn trong trường sẽ tăng lên trong thời gian tới.”

Triển lãm Công nghệ Giáo dục Quốc tế – BESS VIET NAM 2019 là sự kiện đầu tiên tại Việt Nam, tiếp nối thành công của các sự kiện BETT London, BES Châu Á tại Malaysia và BETT Dubai tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAEà). Một số hoạt động chính của sự kiện như: Gặp gỡ đối thoại với các diễn giả nổi tiếng, các cấp lãnh đạo trong ngành Giáo dục và Đào tạo, trường học; giao lưu, học hòi qua các buổi hội thảo; tham quan gian hàng và trải nghiêm công nghệ; kí kết thương mại giữa các đối tác. tàixỉu online , một thành viên của Tập đoàn Nguyễn Hoàng cũng tham gia đồng hành cùng sự kiện này.

B.N

Facebook Youtube Tiktok Zalo